Sâu đục trái đậu, sâu nhíu Update 04/2024

Ad by CNCT
Tên khoa học:
Maruca testulalis Geyer

Họ: Pyralidae

Bộ: Lepidopera.

Đặc điểm hình thái sâu đục trái đậu Maruca testulalis Geyer:

   

Ấu trùng, triệu chứng (Trần Thị Ba, ĐHCT)- thành trùng (NSW Agriculture)

Con trưởng thành là loại bướm nhỏ, sải cánh độ 20 mm, có màu trắng với nhiều đốm và vằn nâu rất đặc sắc trên cả 2 cánh, hoạt động vào ban đêm, ban ngày đậu trốn ở trong lá. Bướm đẻ trứng từng cái trên hoa hoặc trái non. Ấu trùng có màu trắng hoặc nâu lợt với nhiều đốm đen trên khắp thân mình, ăn bông hoặc đục trái non, có thời gian phát triển khoảng 10 ngày. Chu kỳ sinh trưởng lâu độ 3 tuần đến 1 tháng.

Đặc điểm sinh học và gây hại của sâu đục trái đậu Maruca testulalis Geyer:

Đây là loài sâu có phổ ký chủ rất rộng gồm đậu xanh, trắng, đen, đũa, cô-ve, bông so đũa… Trên đậu xanh, nông dân thường gọi là “sâu nhíu” vì chúng thường đẻ trứng trên chùm bông non và sâu nở ra nhả tơ nhíu chùm bông lại để ở ăn bên trong. Khi đậu có trái thì sâu đục vào và ăn luồn bên trong trái non, thải phân ra ngoài. Giai đoạn này chúng thường gây hại nặng nhất là cho đậu cô-ve và đậu đũa vì làm mất giá trị trái tươi, nên người trồng mới phun thuốc rất nhiều lần đến cận ngày thu họach.

Maruca testulalis Geyer - Sâu đục trái đậu

Maruca testulalis Geyer – Sâu đục trái đậu

Biện pháp phòng trị sâu đục trái đậu Maruca testulalis Geyer:

– Nên trồng đồng lọat để dễ theo dõi và phòng trị kịp thời.

– Đối với đậu rau ăn trái tươi như đậu đũa và cô-ve, không nên rải thuốc hột hoặc phun thuốc có gốc Lân hữu cơ cận ngày thu họach vì thuốc sẽ lưu bả độc nguy hiểm cho người tiêu dùng. Thuốc vi sinh BT có chứa độc tố và bào tử vi khuẩn Bacillus thuringiensis, thường rất có hiệu quả đối với sâu thuộc họ Pyralidae này. Nên trộn thuốc hóa học với thuốc BT để vừa tăng hiệu lực vừa ít bị sâu kháng thuốc.

– Khi cần thiết, dùng các loại thuốc như MATCH 050EC hoặc PERAN 50EC để phòng trị.