Bệnh tuyến trùng ngoại ký sinh dạng hình xoắn Update 04/2024

Ad by CNCT
Tên khoa học:
Helicotylenchus dihystera

Tuyến trùng phân bố rộng trong tự nhiên, đặc biệt ở các nước nhiệt đới, nóng ẩm, làm giảm năng suất lớn. Tuyến trùng ngoại ký sinh Helicotylenchus xuất hiện ở rất nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Philippin, Malaysia, Indonesia, Srilanca, Thái Lan, Bắc lý, các nước châu Âu, châu Phi…. Ở nước ta có tới 20 loài hại trên các loại cây: Cam, chanh, nhãn, vải, đậu tương, khoai tây, thuốc lá, táo, cà phê, hồ tiêu, mía, chuối… phổ biến ở Bắc Giang, Phú Thọ, Cao Bằng, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Trị, Lâm Đồng, Thừa Thiên – Huế, Thanh Hoá, Ninh Bình, Nghệ An.

1. Triệu chứng bệnh tuyến trùng ngoại ký sinh dạng hình xoắn

Vết bệnh trên rễ cây trồng bị tổn thương khi ký sinh bên ngoài vỏ rễ, chúng cũng có thể di chuyến một nửa người phía trên cơ thể hoặc cả cơ thể tuyến trùng vào trong mô tế bào rễ. Khi hại trên rễ chính làm cho rễ bị vặn vẹo sinh các rễ nhỏ về một phía, rễ biến màu nâu đỏ.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Do tuyến trùng Helicotylenchus dihystera gây ra.

Tuyến trùng có cấu tạo dạng xoắn, thân tuyến trùng luôn ở trạng thái cuộn vòng tròn.

3. Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh tuyến trùng ngoại ký sinh dạng hình xoắn

Helicotylenchus dihystera là loại ngoại ký sinh hoặc nội ký sinh một nửa trên rễ cây trồng, đôi khi chúng có thể di chuyển vào bên trong rễ tạo nhiều vết thương làm cơ sở cho nấm và vi khuẩn xâm nhập qua các vết thương rất dễ dàng. Tuyến trùng có mặt trên tất cả các loại đất. Trên đất trồng mía thì mật độ tuyến trùng trên diện tích mía già xuất hiện nhiều hơn là đất mía còn non. Loài H. brachyurus phát triển nhiều hơn trên đất cát pha hơn là đất pha sét, số lượng cũng tăng nhanh tỷ lệ thuận với lượng phát triển của loài tuyến trùng. Tuyến trùng tập trung nhiều ở vùng đất canh tác, đất cát mưa trong năm tuỳ theo từng vùng. Nhiệt độ có vai trò quan trọng trong sự phân bố và pha tạo khoảng trống trong đất, đặc biệt là đất tơi xốp đã tạo điều kiện cho tuyến trùng ngoại ký sinh phát triển và di chuyển dễ dàng, khả năng lây lan cao.

4. Biện pháp phòng trừ

Xuất phát từ các cơ sở về đặc điểm sinh học của tuyến trùng gây bệnh, dưới đây là những biện pháp phòng trừ tổng hợp:

– Sử dụng giống chống tuyến trùng là biện pháp chủ đạo trong phòng trừ bệnh tuyến trùng ngoại ký sinh dạng hình xoắn.

– Tiêu diệt cỏ dại và dọn sạch tàn dư tiêu diệt nguồn tuyến trùng trong đất là một biện pháp kỹ thuật canh tác có hiệu quả.

– Luân canh với các loại cây trồng có tính xua lổi tuyến trùng như cúc vạn thọ.

– Có thể sử dụng một số loại thuốc như: D – D, Telon, Basamide, Ditrapek, Methyl bromide (100 g/m3) để tiêu diệt tuyến trùng trên đất trồng.