Chia sẻ cách bón phân cho khoai lang phát triển nhanh, củ to, năng suất tăng 30-50% Update 04/2024

Khoai lang, một loại cây trồng khá quen thuộc, là cây trồng chủ lực đối với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Để có được những củ khoai lang như vậy, các nhà vườn cũng luôn gặp phải các vấn đề như: dinh dưỡng, sâu bệnh, yếu tố thời tiết, kỹ thuật trồng và chăm sóc,… trước thực tế trên, bài viết sau đâu sẽ chia sẻ cho bạn đọc công thức bón phân cho khoai lang phát triển nhanh, củ to, hàm lượng tinh bột cao, năng suất tăng từ 30-50%. Công thức đã được ứng dụng thành công tại 1 nhà vườn có diện tích 19,5 ha tại Tây Nguyên.

1. Giai đoạn nuôi thân lá của cây khoai lang

– Là giai đoạn tiền đề cho sự phát triển của cây trồng, có mối liên quan đến tốc độ phát triển củ, cũng như năng suất, chất lượng khoai sau này.

– Cành cấp 1, cấp 2 và thân chính phát triển mạnh để tạo thành bộ khung thân lá hoàn chỉnh. Diện tích lá tăng nhanh, đạt giá trị tối đa và sau đấy mới tập trung dinh dưỡng xuống củ.

– Xét về nhu cầu dinh dưỡng thì đạm đóng vai trò quan trọng nhất để phát triển thân lá, ngoài ra cung cấp thêm lân, kali giúp cứng cây, bổ sung thêm trung vi lượng để tăng sức khỏe, chống chịu với điều kiện bất thuận. Đặc biệt bổ sung thêm các chất điều hòa sinh trưởng giúp rễ phát triển nhanh hơn, cây đi chồi nhanh hơn như Auxin Na-NAA, Cytokinin 6BA,…

Công thức khuyến cáo và liều lượng áp dụng như sau:

Công thức chuyển dùng cho cây khoai lang - Giai đoạn nuôi thân lá

Áp dụng đúng theo liều lượng khuyến cáo 1L dung dịch cho 100L nước phun ướt đều lá và kết hợp thêm Super Silcon 69 để tăng khả năng loang trải, thẩm thấu giữa dung dịch và bề mặt thân, lá khoai lang.

2. Giai đoạn hình thành củ, xuống củ của cây khoai lang

– Là giai đoạn cây tập trung dinh dưỡng để chuẩn bị cho quá trình hình thành củ và xuống củ. Sự phát triển của thân lá phải được kiểm soát.

– Sự phát triển của củ ngược lại với sự phát triển của thân lá, khi sự phát triển của thân lá giảm đồng thời sự phát triển của củ được tăng lên.

– Xét về nhu cầu dinh dưỡng, thì Kali ở giai đoạn này là quan trọng là kali tuy nhiên có thể cân đối ở giai đoạn bón lót, hỗ trợ thêm trung vi lượng (đặc biệt Canxi) để tăng sinh tế bào nhanh, thêm các chất điều hòa có tác dụng ức chế sinh trưởng như: Uniconazole 5% giúp kiểm soát sự phát triển của thân lá, giúp tập trung nuôi củ.

Công thức khuyến cáo và liều lượng áp dụng như sau:

Công thức cho cây lấy củ, giai đoạn hình thành củ, nuôi củ

Áp dụng đúng theo liều lượng khuyến cáo 2ml dung dịch đậm đặc cho 1L nước, kết hợp cùng với Super Silicon 69.

Lưu ý: chỉ sử dụng trong giai đoạn cây xuống củ, tích lũy tinh bột. 

Ngoài 2 công thức trên, NPK sử dụng cho khoai lang là gì?

– Đối với bón lót: khi trồng sử dụng NPK 9-5-14 chuyên dùng cho cây lấy củ, dùng 1 lần khi trồng, lượng dùng 1 tấn/ha.

– Đối với bón lá: dùng NPK 20-20-20 dùng với công thức ở giai đoạn hình thành củ 15- 20 ngày lần, dừng trước khi thu hoạch 15 ngày. 

– Đặc biệt: Công thức trên không chỉ dùng cho cây khoai lang, đối với các loại rau thập tự như: Xu hào, bắp cải, cà rốt… vẫn có thể áp dụng được, hiệu quả, năng suất còn cao hơn so với khoai lang. Đã có những nhà vườn lớn tại khu vực Tây Nguyên áp dụng công thức trên sản lượng đạt tăng 30-50% soi với đối chứng. Củ to, bóng củ, thơm, hàm lượng tinh bột đạt hơn nhiều.

– Ngoài việc đảm bảo dinh dưỡng, việc kiểm soát sâu bệnh hại cũng rất quan trọng. Một số sâu hại thường gặp gây nguy hiểm ở khoai lang như: Sùng hà, bọ cánh cứng, sâu đục dây (dùng Roocket 999), bệnh héo rũ (dùng Canthomil 47WP)…

Mong rằng thông tin trên hữu ích, chúc bà con có những ruộng khoai phát triển khỏe, năng suất cao.