Rệp đào, rầy mềm Update 04/2024

Ad by CNCT
Tên khoa học:
Myzys persicae

Tên khoa học: Myzys persicae

Đặc điểm hình thái và khả năng gây hại rệp đào (rầy mềm) – Myzys persicae:

– Cũng như nhiều loài rệp muội khác, rệp đào thường gây hại từ mùa xuân khi cây trồng sinh nhiều lộc non và gây hại trên nhiều loại cây trồng.

Rệp đào, rầy mềm hại khoai tây

Rệp đào, rầy mềm Myzys persicae

–  Rệp phát triển có 2 giai đoạn rệp non và rệp trưởng thành. Rệp sinh sản bằng cách đẻ con. Có 2 dạng rệp trưởng thành: có và không cánh. Mỗi ngày có thể đẻ 2-6 rệp non.

–  Rệp chích hút dịch cây ở các bộ phận non, làm cho lộc non bị cong queo, rụng sớm; cành lá non không sinh trưởng được. Rệp đào được xác định là môi giới truyền bệnh virút gây khảm nhàu lá khoai tây và nhiều cây trồng khác.

– Ngoài ra, rệp còn tiết chất dịch làm môi trường cho nấm muội đen phát triển, bao bọc mặt lá cản trở khả năng quang hợp của các bộ phận lá, làm cho cây sinh trưởng kém.

Biện pháp quản lý rệp đào (rầy mềm) – Myzys persicae:

– Theo dõi vườn trồng ngày từ đầu vụ để phát hiện các ổ rệp mới xuất hiện đem thu gom tiêu huỷ.

– Biện pháp hóa học: dùng luân phiên các loại thuốc có hoạt chất Thiamethoxam, Pymetrozin…