Kỹ thuật bón phân cho cây chanh dây mùa lạnh Update 04/2024

Vài năm trở lại đây, nhu cầu quả chanh dây làm giải khát tăng cao. Thị trường tiêu thụ chanh dây được mở rộng. Giá bán ở mức cao, ổn định. Đây là những yếu tố hấp dẫn các nhà vườn đầu tư trồng cây chanh dây.

Với ưu điểm dễ trồng, có tính thâm canh cao, có thể trồng quanh năm, cây chanh dây trở thành lựa chọn số 1 trong việc đầu tư canh tác. Tuy nhiên trồng chanh dây mùa nắng ấm cho năng suất rất cao, nhưng mùa lạnh thì chanh dây lại giảm năng suất đáng kể, có khi chỉ đạt 50% năng suất thông thường. Điều này làm giả hiệu quả kinh tế của cây chanh leo. Để hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây chanh dây mùa lạnh, cẩm nang cây trồng khuyến cáo một số kỹ thuật cần lưu ý trong quá trình chăm sóc cây chanh dây mùa lạnh như sau:

1. Chế độ tưới nước cho cây chanh dây

– Cây chanh dây là cây có nhu cầu nước lớn. Tuy nhiên cây ưa thông thoáng, không chịu úng. Do vậy khi trồng chanh dây cần lưu ý đến chế độ thoát nước tạo độ thông thoáng cho đất. Đồng thời cần chủ động nước tưới duy trì độ ẩm từ 60-75%.

– Sau trồng khoảng 6 tháng cây chanh dây bắt đầu cho trái. Giai đoạn lên giàn cho trái là giai đoạn nhạy cảm. Thiếu nước trong giai đoạn này cây sẽ giảm năng suất rõ rệt, có khi ra hoa không đậu quả.

– Trong điều kiện lạnh, thiếu nước thì cây chanh dây rất khó phân hóa mầm hoa, ra hoa, đậu trái. Việc đảm bảo độ ẩm của đất là điều kiện tiên quyết hỗ trợ cho quá trình phân hóa mầm hoa, ra hoa đậu quả của cây chanh dây.

– Để duy trì độ ẩm đất trồng chanh leo từ 60-75% cần tiến hành tưới nước định kỳ cho cây. Trung bình từ 3-4 ngày tưới/lần. Nếu thời tiết lạnh khô trung bình 2-3 ngày tưới/lần.

2. Kỹ thuật bón phân cho cây chanh dây

– Cây chanh dây là cây trồng có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh. Vừa phát triển thân cành và vừa ra hoa, đậu quả, nuôi quả. Do vậy cây có nhu cầu dinh dưỡng lớn. Cần cung cấp thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình sinh trưởng của cây.

* Quy trình bón phân cho cây chanh dây định lượng tính cho 1 gốc cây:

– Bón phân lót (bón trước khi trồng): 10-15 kg phân chuồng hoai mục (có thể thay thế bằng phân vi sinh 1-2 kg) + Super lân 100-150 gram + 20-40 gram Trichoderma + 30-50 gram Fuvic + 20-30 gram Amino + Vi lượng.

– Bón thúc giai đoạn sau trồng (sau trồng đến khi cây phát triển chiều cao đạt 50-70 cm):

+ Bón phân gốc sau trồng khoảng 10-15 ngày: Sử dụng các dòng phân bón NPK 13:13:13, 16:16:8, … lượng bón 40-50 gram/ gốc. Kết hợp phun phân bón qua lá bổ sung dinh dưỡng cho cây. Lượng tính cho 500 lít nước: Amino acid 1 kg + Axit Fuvic 200 gram + Bột rong biển 500 gram + Canxi Chelate 200 gram + Kẽm Chelate 20 gram + Antonic đậm đặc 98% 2 gram. Bón gốc, phun phân bón lá định kỳ từ 10-15 ngày/lần.

3. Cắt tỉa, tạo tán cho cây chanh dây

– Khi cây chanh dây phát triển chiều cao từ 1 m thì tiến hành bấm ngọn để tạo 5-6 cành cấp 1. Khi cành cấp 1 lên giàn, tỉa hết lá phía dưới gốc. Khi cành cấp 1 phát triển trên giàn dài 40-50 cm tiếp tục bấm ngọt, để tạo từ 4-5 cành cấp 2 tỏa các hướng trên giàn. Cứ tiếp tục tỉa cho đến khi kín giàn.

– Sau khi cây ra hoa vẫn tiếp tục tỉa, bấm cành. Từ cành cấp 3 nếu có từ 4-5 mắt không ra hoa hoặc hoa bị rụng thì tiến hành cắt bấm cành để cây tập trung nuôi hoa, quả và kích chồi mới.

Kỹ thuật trồng chanh dây cải tiến.

4. Quản lý tổng hợp sâu bệnh hại chanh dây

– Cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại. Đưa ra các biện pháp xử lý hợp lý hiệu quả.

– Các đối tượng bệnh hại cần phun phòng định kỳ cho vườn. Cứ 25-30 ngày/lần. Có thể kết hợp với các lần phun phân bón lá để tiết kiệm công phun.

– Sâu hại cần lưu ý một số đối tượng như héo xanh, bọ xít, rệp, … Khi mật độ cao thì sử dụng một số thuốc nhóm Monocrotophos như: Apadrin 50SL, Magic 50SL, Nuvacron 40 SCW/DD, 50 SCW/DD, Thunder 515DD theo liều lượng được khuyến cáo.