Kỹ thuật trồng bơ tứ quý Update 04/2024

Khi bơ bản địa bão hòa. Giá trị kinh tế cây bơ đem lại giảm. Nhiều nhà vườn đã có nhu cầu định hướng chuyển đổi sang giống bơ mang lại nhiều giá trị kinh tế hơn. Với mong muốn bơ có thể ra quả quanh năm nhằm rãi vụ thu hoạch để nâng cao giá trị quả bơ. Giống bơ tứ quý ra đời đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của nhà vườn và người tiêu dùng.

Giống bơ tứ quý có nhiều đặc điểm nổi trội như dễ trồng, cho quả sớm, ra hoa kết trái quanh năm. Để cây bơ cho năng suất cao, chất lượng tốt thì quy trình trồng và chăm sóc bơ tứ quý cần tuân thủ đúng kỹ thuật.

Kỹ thuật trồng bơ tứ quý

1. Bơ tứ quý trồng được ở đâu?

– Cây mẹ có nguồn gốc ở Đắc Lắc. Do vậy vùng trồng bơ tứ quý thích hợp nhất là Tây Nguyên.

– Cây bơ tứ quý là cây dễ trồng có khả năng thích ứng rộng. Ở nước ta có rất nhiều tỉnh thành trồng bơ tứ quý, đều cho chất lượng năng suất cao như vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Miền Tây.

2. Tiêu chuẩn giống bơ tứ quý?

– Để lựa chọn được giống bơ tứ quý có đầy đủ tiêu chuẩn về cây giống, đúng giống thì cần lựa chọn các nhà cung ứng uy tín chất lượng.

– Khi chọn cây giống bơ tứ quý cần lưu ý một số tiêu chuẩn cây giống như cây khỏe, không sâu bệnh hại, mầm ghép phát triển khỏe, chiều cao cây giống đạt từ 50-70 cm, chiều cao mắt ghép đến ngọt từ 20-30 cm. Mắt ghép được lấy từ cây mẹ sinh trưởng khỏe, cho năng suất ổn định, có khả năng thích nghi với điều kiện bất thuận của thời tiết tốt.

3. Chuẩn bị đất trồng, đào hố, mật độ trồng

– Vườn trồng bơ tứ quý tốt nhất có tầng canh tác dầy trên 50 cm, đất tơi xốp thoát nước, có thành phần cơ giới nhẹ.

– Trồng bơ tứ quý có thể trồng quanh năm nhưng trồng vào thời điểm có mưa sẽ giúp giảm bớt công tưới, chăm sóc cho cây. Tốt nhất trồng vào tháng 2, tháng 9 dương lịch.

– Trước khi xuống giống cần chuẩn bị đất trồng, đào hố tối thiểu 25 ngày. Kích thước đào hố trồng 60x60x60 cm. Khoảng cách trồng 7-8 m x 7-8 m. Khi đào hố cần để riêng phần lớp đất mặt và phần đất đáy hố thành hai phần. Phần lớp đất mặt trộn với phân bón lót với lượng tính trên 1 hố: 20-30 kg phân chuồng hoai mục + 30-50 gram nấm Trichoderma + 100-150 gram phân lân. Hỗn hợp được trộn đều rồi cho xuống hố. Sau đó lấp hết lớp đất đáy hố lên phía trên. Để sau 25 ngày mới tiếp hành trồng cây.

4. Trồng cây bơ tứ quý

– Đào một hốc chính giữa hố với kích thước tùy vào kích thước bầu cây giống, sao cho rộng hơn bầu cây giống với bán kích 4-5 cm là đạt.

– Nhẹ nhàng tháo túi nilong bầu cây giống đặt cây giống vào hố. Nén chặt đất quanh gốc để cố định cây. Cắm cọc cố định đây, dùng các vật liệu để tủ gốc cây để giữ ẩm cho cây.

– Sau khi trồng xong cần tưới đẫm nước cho cây, tạo điều kiện cho cây nhanh bén rễ và phát triển.

Những điểm nổi bật từ giống bơ tứ quý.

5. Chăm sóc cây bơ tứ quý

5.1 Chế độ nước tưới

– Sau khi trồng xong tối thiểu tháng đầu tiên cần đảm bảo đủ độ ẩm đất cho cây. Ngày tưới 1 lần, nếu thời tiết mưa thì giãn ngày tưới 3-4 ngày/lần. Đến mùa khô cần lưu ý đảm bảo lượng nước tưới cho cây để cây sinh trưởng phát triển tốt. Giai đoạn cây ra hoa đậu quả, nuôi quả cần duy trì độ ẩm đất từ 70-75% để hạn chế cây rụng hoa rụng quả, giảm chất lượng quả bơ.

5.2 Bón phân cho cây bơ

-Giai đoạn kiến thiết (1-2,5 tuổi: Khi cây chưa cho trái)

+ Phân bón gốc mỗi năm bón 2-3 lần. Đầu năm vào mùa xuân bón 20 kg phân hữu cơ kết hợp 100 – 150 gram phân NPK 13:13:13; 16:16:8. Các tháng khác trong năm cách nhau 3-4 tháng/lần. Nên kết hợp bón phân vào đầu, cuối mùa mưa để tạo điều kiện cho phân bón nhanh tan giúp cây hấp thụ tốt phân bón.

+ Phân bón lá bổ sung định kỳ 20-25 ngày/ 1 lần. Công thức phân bón lá có thể lựa chọn để phun xen kẽ định kỳ cho cây như: Công thứ 1 tính cho lượng nước 500 lít: Amino acid (1kg) + Axit Fuvic (200 gram) + Bột rong biển ( 500 gram) + Canxi chelate (200 gram) + Kẽm chelate (20 gram) + Atonik đậm đặc (2 gram); Công thức 2 có thể sử dụng cac phân bón lá tỷ lệ NPK 10:50:10; Công thức 3 tính cho 500 lít nước: 300 gram MKP + 200 gram KNO3 + 400 gram Bột rong biển.

– Giai đoạn kinh doanh ( Khi cây cho trái)

+ Vẫn bón phân gốc và phân bón lá theo chu kỳ như giai đoạn kiến thiết. Lượng phân bón giai đoạn này có thể tăng lượng tùy vào sức khỏe của cây. Trung bình 1 gốc bón 200-250 gram phân bón NPK. Hàng năm bổ sung phân hữu cơ 1 lần vào mùa xuân với lượng 30-40 kg/ gốc.

+ Giai đoạn khi cây ra hoa 5-10 % phun phân bón lá hạn chế rụng hoa rụng quả tính cho 500 lít nước: 4-CPA-Na (7gram) + Na-NAA (10gram) + Chelate Canxi (200 gram) + Sulubor-EIIDOT Siêu bo (300 gram).

+ Khi cây giai đoạn nuôi trái phun phân bón lá kích to trái, tăng độ ngọt, tính cho 500 lít nước: Cytokinon CPPU-KT- 30-99% (tăng kích thước trái) (100 gram)+ GA3 (50 gram) + Bột dong biển (500 gram) + Amino axit (100 gram) + K2SO4 (300 gram).

5.3 Cắt tỉa tạo tán cho cây bơ

– Giai đoạn kiến thiết cơ bán cho cây tiến hành bấm ngọn khi cây bơ cao tính từ mặt đất đạt 60-70 cm thì bấm ngọn để tạo cành cấp 1. Chỉ để 2-3 cành cấp 1 theo các hướng khác nhau. Trên mỗi cành cấp 1 chỉ để 1-2 cành cấp 2. Sau khi tạo cành cấp 3 xong thì để cây phát triển cành các cấp tự nhiên. Tiến hành cắt tỉa định kỳ 4-5 tháng/ lần: Chỉ cắt tỉa các cành sâu bệnh cành, cành vượt, cành che lấp, …

– Giai đoạn kinh doanh: Chỉ cắt tỉa sau từng đợt thu hoạch quả. Cắt tỉa cành không mang trái, cành sâu bệnh, cành vượt, cành che lấp…

5.4 Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây bơ

– Cần thường xuyên thăm, quan sát vườn để phát hiện kịp thời sâu bệnh hại, nhằm đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.

– Các đối tượng sâu hại cây bơ như bọ cánh cứng, sâu cuốn lá, sâu ăn lá, sâu đục thân, đục đọt, sáp rệp, rầy vảy, bọ xít muỗi, … Phun trị bằng một số thuốc lưu dẫn như thiathomexam, Carbosulfan, … có thể kết hợp với một số thuốc tiếp xúc vị độc như Chlorpyrifos Ethyl, Permethrin, Cypermethrin, …

– Bệnh nấm gây hại như nấm rễ, lở cổ rễ, bệnh nứt thân xì mủ, bệnh khô cành, nấm lá, cháy lá, đốm lá, nấm quả, … Phun phòng định kỳ 20-25 ngày/ lần bằng một số hoạt chất như Mancozeb, Metalaxyl, Hexaconazole, Dimethomorph, … thuốc gốc đồng, gốc bạc.

Các đối tượng sâu bệnh hại cây bơ.

6. Thu hoạch và bảo quản

– Từ khi ra hoa đậu quả đến thu hoạch từ 2-2,5 tháng. Quả bơ già chín có độ bóng giảm, màu quả chuyển sang màu xanh vàng, xanh tím. Trên vỏ quả thường xuất hiện các u cục cộm phía trên. Khi bơ già sẽ rụng. Vì vậy đối với vườn bơ cho năng suất ổn định thì khi xuất hiện bơ chín rụng là báo hiệu có thể thu hoạch được.

– Thu hoạch bơ có thể sử dụng sào, thang, … để đảm bảo thu hoạch bơ sao cho ít gây gãy cành, tổn thương đến cây ít nhất.

– Thời gian thu hoạch bơ tốt nhất từ trước 9 giờ sáng và sau 3 giờ chiều. Thời điểm này cây bơ ít bị mất nước, chất lượng bơ tốt nhất. Tránh thu hoạch bơ vào ngày nắng nóng, mưa sẽ làm giảm chất lượng thương phẩm của quả bơ.

– Sau khi thu hoạch xong cần để nơi thoáng mát hạn chế ánh nắng trực tiếp vào quả. Tiến hành phân loại và cho vào thùng, sọt theo tiêu chuẩn đóng gói, vận chuyển đi đến nơi tiêu thụ.