Cây thuốc lá Update 04/2024

Tên tiếng anh/Tên khoa học:
Nicotiana tabacum

 

1. Đặc điểm thực vật học

1.1. Rễ

Bao gồm: Rễ cái (rễ trụ), rễ nhanh (rễ bên), rễ hấp thu, rễ bất định.

– Rễ cái: Trong điều kiện tự nhiên, đất tới xốp, rễ cái có thể ăn sâu 1 – 1,2 m. Do phải di chuyển cây con từ vườn ươm ra ruộng sản xuất, nên rễ bị đứt gãy, không phát triển thẳng sâu vào đất được.

– Rễ hấp thu: Thường tập chung tầng đất mặt 10 – 30 cm, càng sâu phân bố rễ càng ít.

– Rễ bất định: Ở phần sát gốc, dễ phát sinh từ rễ hút khi gặp đủ điều kiện: Đất, nước, không khí.

1.2. Thân

– Thân thuốc lá thẳng đứng, tiết diện tròn, chiều cao thân có thể đạt từ 1 – 3m, tùy thuộc vào giống.

– Thân có lông, sản sinh ra nhiều chất dính, nhiều đốt và mỗi đốt mang 1 lá. Nách lá có chồi sinh trưởng.

– Chồi sinh trưởng có 2 loại: chồi nách chính và chồi nách phụ.

1.3. Lá

– Lá thuộc lá đơn nguyên, trên cây lá mọc cách và xoắn. Trên mỗi mắt mọc 1 lá. Số lượng lá phụ thuộc vào giống.

– Lá cây có những hình dạng sau: hình mũi mác, hình trứng, hình tim, hình elip.

1.4. Hoa, quả, hạt

– Hoa:

+ Thuộc loại hoa tự hữu hạn, hóa lưỡng tính. Hoa chín cùng lúc và chủ yếu là tự thụ phấn, giao phấn tự khoảng 3 – 5 %.

+ Sự hình thành của hoa thuốc lá: Trên đỉnh mọc 1 hoa gọi là hoa trung tâm, từ gốc cuống hoa mọc ra 3 nhánh hoa cơ bản, làm cơ sở cho sự phân hóa hoa sau này. Trên các nhánh lại mọc các nhánh hoa thứ cấp khác, hoa đơn mọc ra từ nhánh hoa thứ cấp.

+ Quy luật nở hoa: Hoa trung tâm nở, sau đó đến các hoa trên nhánh thứ cấp. Nở hoa từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.

+ Hoa đơn của thuốc lá hình phểu màu hồng hoặc phớt hồng. Tràng hoa hình sao lồi có 5 cánh, đài hoa hình ống phân thành 5 khía.

– Quả: Thuộc loại quả nang. Hoa nở 25 – 30 ngày quả chín. Mỗi quả có 2 ô, chứa khoảng 2000 – 4000 hạt. Một cây khoảng 100 – 400 quả.

– Hạt: kích thước nhỏ, gồm 3 phần: phôi, nội nhũ và vỏ hạt.

2. Giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây thuốc lá

Giai đoạn sinh trưởng phát triển cây thuốc lá có thể chia 2 thời kỳ: Thời kỳ cây con trong vườn ươm và thời kỳ trồng ở ruộng sản xuất.

2.1. Thời kỳ cây con trong vườn ươm

Khoảng 40 – 60 ngày, từ khi gieo hạt đến lúc cây con đủ tiêu chuẩn trồng ra ruộng sản xuất.

a, Giai đoạn từ gieo đến mọc

– Điều kiện thích hợp, hạt hút đủ ẩm, phôi rễ phát triển hạt nứt nanh (4-5 ngày). Sau nứt nanh phôi rễ phát triển, chui ra ngoài cắm vào đất sau đó phôi mần bắt đầu phát triển (4-6 ngày), 2 lá mầm nhú ra ngoài.

– Nhiệt độ thích hợp: 25 – 28 độ, < 18 độ hạt nảy mầm kém, < 12 độ hạt không nảy mầm được.

b, Giai đoạn chữ thập

– Xuất hiện 2 lá mầm, khoảng 6 – 7 ngày lá thật thứ nhất xuất hiện, tiếp theo là lá thật thứ 2.

– Thời kỳ này khối lượng sinh trưởng nhỏ, khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận rất kém. Nếu đất quá ẩm cây dễ bị lỡ cổ rễ.

c, Giai đoạn phát triển rễ

– Rê tập trung phát triển, chiếm ưu thế hơn so với thân lá. Cuối giai đoạn rễ có thể ăn sâu 15cm. Kết thúc thời kỳ cây được 4 – 5 lá.

– Để rễ phát triển tốt: cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nhất là lân và kali, ánh sáng, gieo mật độ hợp lý, làm cỏ kịp thời cung cấp ánh sáng. Hạn chế dùng phân đạm, sinh trưởng kém quá mới bón.

d, Giai đoạn hình thành con thuốc

– Thân lá phát triển mạnh, chiều cao tăng nhanh.

– Để cây phát triển đòi hỏi đủ ẩm, dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ

2.2. Thời kỳ trồng ra ruộng sản xuất

Có thể chia làm 4 giai đoạn: Từ khi trồng đến thu hoạch

a, Giai đoạn phục hồi sinh trưởng

– Khi đưa ra ruộng trồng rễ cái đứt, 1 số rễ con và rễ hấp thụ bị tổn thương. Thực chất của giai đoạn này là phục hồi khả năng hoạt động, hấp thu của bộ rễ, rễ cũ được phục hồi và hình thành thêm rễ mới. Kéo dài tầm 5 – 7 ngày.

– Yếu tố ảnh hưởng quyết định là ẩm độ và nhiệt độ. Tròi ấm phục hồi nhanh, rét và hạn phục hồi chậm hơn

b, Giai đoạn phát triển rễ

– Sự sinh trưởng của rễ chiếm ưu thế, sinh trưởng thân lá hạn chế. Giao động 20 – 25 ngày.

– Yêu cầu: đảm bảo đủ ẩm, dinh dưỡng, thoáng khí. Bón đủ phân lót và thúc đê phát triển bộ rễ.

c, Giai đoạn phát triển thân lá

Tình từ khi sau giai đoạn ra rễ đến lúc cây ra nụ hoa. Dựa vào thay đổi hình thái cây mà có thể chia làm 2 giai đoạn nhỏ:

– Từ sau giai đoạn phát triển rễ đến lúc cay thuốc tròn mình: đỉnh sinh trưởng kết thúc phân hóa lá, chuyển sang phân hóa hoa và quả. Chủ yếu là tăng số lượng lá.

– Từ khi cây tròn mình đến lúc ra nụ hoa: Diện tích lá tăng nhanh, chiều cao thân vươn cao nhanh. Yêu câu: đủ ẩm, đủ dinh dưỡng, đủ ánh sáng.

d, Giai đoạn chín của lá

– Từ khi lúc ra nụ đến lúc thu hoạch lá. Vật chết tích lũy bắt đầu được phân hóa, chuyển đến nuôi dưỡng hoa, quả và hạt.

– Không có lợi cho năng xuất, áp dụng biện pháp ngắt ngọn, đánh chồi, tạo điều kiện tốt để tích lũy vật chất khô trong lá thân chính.

3. Tác dụng của cây thuốc lá

– Trị tiểu đường và viêm khớp

– Là khắc tinh của ung thư

– Chống bệnh dại bằng cây thuốc lá biến đổi gene