Cây Me Bonsai – Nguồn Gốc – Cách Trồng Và Cách Chăm Sóc Update 04/2024

Đây là loài cây châu Á không rõ nơi xuất xứ. Thường nhiều người cho rằng nó bắt nguồn từ Ấn Độ. Cây me là dạng thường xanh với vỏ mỏng thô ráp và hơi đen. Lá mọc xen kẽ dai cứng với những lá con nhỏ giống hình lông chim.

Tên thường gọi: Cây me bonsai, cây me chua

Tên khoa học: Tamarindus indica

Họ thực vật: Fabaceae (họ đậu)

Chiều cao: 1 – 2.5 m

Công dụng: Cây me bonsai thường được dùng trang trí nhiều trong sân vườn, quán cafe, nhà hàng, khu ngỉ dưỡng… Cây me tạo dáng bonsai rất đẹp, là một loài cây cũng được khá nhiều người yêu thích.

Đặc Điểm Chung Của Câu Me Bonsai

Có  thể phân biệt cây me bonsai theo các đặc trưng: Cây me mọc cao đến 30 m với đường kính tán đến 12 m. Lá me dài tới 15 cm và bao gồm nhiều lá chét nhỏ, chúng khép lại vào ban đêm, được sắp xếp theo từng cặp cùng một cục trung tâm.

Những bông hoa me có đường kính khoảng 2.5 cm, có 3 cánh hoa vàng với mạng lưới gân màu đỏ và 2 cánh hoa như sợi chỉ nhỏ mà hầu như không thấy được. Những bông hoa mọc trên chùm hoa dài khoảng 20 cm. Bông hoa có màu vàng nhạt được kết trong những chùm và trái dạng hạt đậu.

Xem thêm: Tổng Hợp Các Kiến Thức Về Hoa Và Hạt Giống

Trái me uốn cong và tróc vỏ, vỏ màu nâu hoặc xám nâu, có lông ngắn, giống cây xúc xích chứa cơm có vị chua được sử dụng nhiều làm bánh kẹo, cà ri, nấu các món chua ngọt. Hạt me cứng, bóng loáng màu nâu và mỗi hạt được bọc trong một lớp màng như da.

 

Cây me từ lâu đã được nhiều nghệ nhân lựa chọn làm cây bonsai vì thân cây xù xì màu nâu sậm, dễ uống cong và mọc khoẻ. Cây me bonsai trồng trong chậu theo kích thước cây và được trang trí nhiều ở các quán cafe sân vườn, nhà hàng sân vườn, khu du lịch, vườn nhà…

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Me Bonsai

Thay chậu

Vào mùa xuân. cách 2 – 3 năm. với 70% đất và 30% cát to hay vật liệu tương đương.

Xén tỉa và giằng dây

Xén tỉa các rê bao quanh chậu và phía trên các lô thoát nước trong ục thay châu. Đồng thời loại bỏ bất cứ cành nào không cần thiết cho kiểu dáng sau cùng. Ở ngoài vùng.xuất xứ của chúng. cách tốt nhất là để cho các chồi non phát triển và tao hình dáng vòm lá bằng cách tỉa xén vào cuối mùa hè Giằng dây từ cuối mùa xuân đến mùa hè.

Bón phân

Mỗi tháng một lần từ mùa xuân đến mùa thu. Không được bón phân trong khoảng thời gian ít nhất ba tháng sau khi thay chậu.

Lưu ý

Ta có thể đặt cây bên trong nhà hay trong nhà kính. Nếu Ở bên trong nhà thì vị trí đặt cây cần được sáng sủa phun xịt tán lá thường xuyên. Vào mùa hè ta nên phơi cây dưới ánh sáng mặt trời. Để cho đất hơi khô ráo giữa những lần tưởi nước.

Bứng Cây Me Bonsai

Đối với cây me, việc bứng cây cũng không dễ mà cũng không khó, chúng ta có thể thực hiện các bước như sau:– Cắt gọn tán me, để hạn chế sự thoái hơi nước đến mức thấp nhất. Các cành lá bên đều được cắt tỉa sát thân cây chỉ chừa lại một số cành lá trên cùng và đọt non chính của cây.

– Tưới nước mỗi ngày cho đến khi cây me ra lá non.

– Khoanh gốc trước một tháng sau đó tiến hành bứng là bó bầu được.

– Trước khi trồng phải tháo bầu, sau đó đặt bầu cây vào giữa hố sao cho cổ rễ ngang mặt đất hoặc thấp hơn mặt đất 02cm, tránh trồng quá sâu hoặc quá cạn.

– Cho đất đen và phân chuồng đã trộn sẵn vào hố, lấp đất đến quá nửa hố, dừng lại để nện chặt và tưới đẫm rồi tiếp tục lấp đất nện chặt và tưới.

– Không nên đợi lấp đất đầy hố xong rồi mới nện chặt và tưới một lượt vì làm như thế nước sẽ không ngấm đều khắp bầu cây, đất chung quanh cây không được dẽ chặt, cây dễ nghiêng ngã.

– Sau đó, dùng 4 cây nọc chống và đóng gông giữ cho cây me trồng luôn được thẳng. Nọc chống có thân thẳng, quy cách chiều cao tuỳ theo chiều cao cây trồng.

Xem thêm: Cây Vú Sữa – Nguồn Gốc – Cách Chăm Sóc Và Cách Trồng Trong Chậu