Cây Vú Sữa – Nguồn Gốc – Cách Chăm Sóc Và Cách Trồng Trong Chậu Update 04/2024

Cây vú sữa có tên khoa học là Chrysophyllum cainino. L, thuộc họ Hồng xiêm (Sapotaceae). Cây vú sữa có nguồn gốc ở đảo Antilles và châu Mỹ nhiệt đới. Đây là loại cây trồng lớn nhanh, thân dẻo, tán lá rộng, chiều cao lên tới từ 10 – 15 mét. Quả cây vú sữa to khoảng một nắm tay, da màu xanh, khi chín chuyển sang màu hồng nhạt, ăn rất ngon. Ngoài trồng vú sữa để lấy quả ăn cây vú sữa còn được đưa vào danh mục cây trồng làm cảnh trong khu nhà biệt thự của các thành phố.

Quả vú sữa hiện trên thị trường bán vẫn rất đắt nên nhiều người không dám mua về cho cả nhà thưởng thức. Chính bởi vậy mà hiện nay rất nhiều người tìm cách tự trồng tại nhà. Tuy nhiên để cây vú sữa sống và cho quả sai trĩu cành thì không phải ai cũng làm được. Dưới đây là một vài bước kỹ thuật trồng cây vú sữa trong chậu cơ bản nhất cho những ai muốn tham khảo.

Điều kiện thích hợp trồng cây vú sữa trong chậu

Cây vú sữa có tốc độ sinh trưởng nhanh, phù hợp với điều kiện nhiệt đới nhiệt độ 22-34 độ C. Đặc biệt cây vú sữa chỉ ra hoa tốt trong điều kiện có hai mùa mưa nắng phân biệt và không chịu được gió to do cây có tán lá dày và rễ nông.

Xem thêm: Tổng Hợp Các Kiến Thức Về Hoa Và Hạt Giống

Đất trồng phù hợp cho cây vú sữa

Trồng cây vú sữa cần lựa chọn đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, ít chua. Để có phẩn đất đảm bảo cần mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Để xử lý mầm bệnh cho đất trước khi đem trồng cây vú sữa thì nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày.

Dụng cụ trồng cây vú sữa trong chậu

Để trồng được cây vú sữa trong chậu cần lựa chọn chậu to bởi đây là giống cây phát triển nhanh, to, cao. Chậu cũng cần phải thoát nước tốt.

Cây vú sữa được trồng bằng cách chiết nhánh hoặc tháp cây. Khi trồng cần khoét lỗ trên mô vừa với bầu cây giống con khoảng 20 – 25cm, xé bỏ bao nilon, đặt cây con vào hố, nén đất chặt, dùng 3 cây cọc để cố định cây con, chú ý che nắng cho cây. Trồng xong cần tưới ẩm cho cây khoảng 2 tuần đầu để cây bén rễ hồi xanh, sau đó khoảng 3 – 5 ngày tưới 1 lần cho cây.

Chăm sóc cây vú sữa

Khoảng 20 ngày đầu sau khi trồng, tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế…. Hàng năm nên tỉa cành để cây vú sữa có cành phân bố theo 4 hướng, tạo cho cây có tán tròn đều. Chú ý tỉa bỏ cành vượt, cành trong tán cây, cành bị sâu bệnh.

Rễ cây Vú Sữa thường ăn nông, nhiệt độ của đất cao vào mùa nắng sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ, do đó cần phải phủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ, cỏ khô để giữ ẩm cho đất. Nên phủ cách gốc để tránh sâu bệnh tấn công.

Nên làm cỏ thường xuyên trong các năm đầu để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng và loại bỏ nơi trú ẩn của sâu bệnh. Đến năm thứ tư trở đi tán cây rộng dần và công làm cỏ sẽ giảm. Để giảm bớt công làm cỏ và tưới nước, trong các năm đầu nên dùng rơm rạ phủ gốc và trồng xen một số cây ngắn ngày khác để tăng nguồn thu nhập.

Hàng năm cần bồi bùn vào mô trồng, nên phơi khô bùn sau khi vét mương rồi sau đó bồi vào mô. Công tác bồi bùn cần tiến hành thường xuyên hàng năm, ngay cả khi cây đã lớn và sau khi định hình mương liếp hoàn chỉnh. Việc vét mương bồi luống vừa có tác dụng cải tạo hệ thống mương tưới tiêu, nâng cao dần mặt luống, vừa có tác dụng cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây Vú Sữa.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Thằn Lằn Bám Tường

Quy Trình Trồng Cây Vú Sữa Trong Chậu

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng vú sữa. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Đất trồng

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Giống

Trong sản xuất hiện nay có 2 phương pháp nhân giống cây vú sữa là chiết cành và ghép.
Nhân giống bằng phương pháp chiết cành: Chọn các cây cho năng suất cao và độ tuồi từ 6 – 10 năm tuổi. Trên cây chọn các cành bánh tẻ khỏe mạnh không sâu bệnh có độ tuổi từ 12 – 14 tháng tuổi, cành nằm ngang, da vừa hóa gỗ không mang cành vượt chọn làm cành chiết.
Nhân giống bằng phương pháp ghép: Có nhiều cách ghép, tuy nhiên trong sản xuất hiện nay ghép áp cành treo bầu và ghép mắt được áp dụng phổ biến nhất.
Tuy nhiên, do trồng vú sữa ở nhà nên bạn có thể tiết kiệm thời gian và công sức bằng việc mua giống bán sẵn tại các vựa bán cây giống.

Cây vú sữa sai trĩu quả. Ảnh minh họa.

2. Trồng cây

Khoét lỗ trên mô vừa với bầu cây giống con khoảng 20 – 25cm, xé bỏ bao nilon, đặt cây con vào hố, nén đất chặt, dùng 3 cây cọc để cố định cây con, chú ý che nắng cho cây.
Trồng xong cần tưới ẩm cho cây khoảng 2 tuần đầu để cây bén rễ hồi xanh, sau đó khoảng 3 – 5 ngày tưới 1 lần cho cây. Trong 2 năm đầu, mỗi năm tiến hành vun xới cho cây từ 2 – 3 lần. Thường xuyên làm cỏ cho cây.

Nhiều gia đình trồng cây vú sữa vừa thu trái vừa làm cảnh. Ảnh minh họa.

3. Chăm sóc

Khoảng 20 ngày đầu sau khi trồng, tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế…. Sau đó bón phân theo quy trình như sau: Trước khi cây ra hoa khoảng 1,5 – 2 tháng, lần 2 sau khi trái có đường kính 2 – 3cm, khi quả non có đường kính khoảng 5 – 6cm, trước thu hoạch 1,5 tháng, sau khi thu hoạch 1 tuần.
Hàng năm nên tỉa cành để cây vú sữa có cành phân bố theo 4 hướng, tạo cho cây có tán tròn đều. Chú ý tỉa bỏ cành vượt, cành trong tán cây, cành bị sâu bệnh.

Vú sữa có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Ảnh minh họa.

4. Thu hoạch

Vú sữa cho thu hoạch từ khi đậu trái khoảng 180 – 200 ngày. Mùa thu hoạch vú sữa tập trung vào tháng 2 và tháng 3 (dương lịch). Thu hoạch vú sữa phải thật nhẹ nhàng, khéo léo, tránh bị trầy sước. Trong lúc thu hoạch, không để trái trực tiếp xuống đất, nấm bệnh từ đất sẽ xâm nhập vào trái qua cuống hoặc vết thương.

Công dụng của cây vú sữa

Bộ phận dùng:

Quả, rễ, lá Vú Sữa- Fructus, Radix et Folium Chrysophylli.

Nơi sống và thu hái: Gốc ở Trung Mỹ (đảo Antilles) được nhập trồng rộng rãi để lấy quả ăn. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm, thường dùng tươi.

Thành phần hóa học của Vú Sữa:

Quả Vú Sữa xanh chứa dịch nhớt. Nhân hạt chứa lucumin, chất này nếu nhũ hóa, được dùng làm sữa hạnh nhân, sugar và các chế phẩm khác. Dịch sữa của thân cây giống như nhựa gutta – percha.

Tính vị, tác dụng của Vú Sữa:

Quả Vú Sữa xanh có vị chát, nhân hạt đắng. Rễ và lá có tác dụng làm tan máu ứ, hoạt huyết, tiêu sưng và giảm đau. Vỏ có tính chất bổ và kích thích.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Quả Vú Sữa được dùng làm thức ăn bổ, tráng miệng. Thịt quả có vị ngọt, dịu, nhưng ăn quả thật chín mới khỏi chát. Rễ và lá dùng chữa các chứng đau nhức, sưng tấy. Người ta cũng dùng lá sắc lấy nước uống chữa bệnh đau dạ dày.

Nhiều nước đã có kinh nghiệm dùng lá cây Vú Sữa làm thuốc trị tiêu chảy rất tốt.

Cách chế biến như sau:

Rửa sạch, cắt nhuyễn đủ 1 chén lá vú sữa rồi cho vào nồi cùng 2 ly nước sạch và đun sôi 15 phút. Dùng nước này uống trị tiêu chảy 3 lần/ngày, mỗi lần 1 chén cho người lớn; mỗi lần 1/4 chén cho trẻ em 2-6 tuổi; mỗi lần 1/2 chén cho trẻ 7-12 tuổi.

Trong trường hợp tiêu chảy nặng hơn có thể bỏ thêm lá ổi vào nấu.

Chế biến như sau:

Dùng 1 chén lá Vú Sữa nấu chung với 1 chén lá ổi (tất cả đều cắt nhỏ), thêm vào 3 ly nước nấu càng lâu càng tốt, ít nhất là khoảng 30 phút, sau đó uống với liều tương tự như trên.

Lá vú sữa còn được dùng để trị sưng nướu, viêm miệng, họng.

Chế biến như sau:

Đun nóng khoảng 1 chén lá Vú Sữa tươi cắt nhuyễn với 2 ly nước trong 10 phút, sau đó dùng nước này để súc miệng.