Kỹ thuật trồng cây Chanh móng tay Update 03/2024

Cây Chanh móng tay có nguồn gốc từ Úc. Được du nhập vào nước ta từ năm 2019, nhưng cây Chanh móng tay có thể thích nghi tốt đối với khí hậu nhiệt đới.

Hiện nay Chanh móng tay được nhiều người quan tâm và muốn sở hữu trồng trải nghiệm. Với đặc điểm dễ trồng, có thể trồng vừa thu quả, vừa chơi cảnh. Đặc biệt cây Chanh móng tay có mùi hương thơm tạo cảm giác thoải mái. Cây Chanh được săn đón và có giá thành dạo động từ 200.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Giá trái Chanh móng tay lên đến 500.000 đồng/kg, có thời điểm cao nhất đạt 2.500.000 đồng/kg.

Cách trồng cây chanh móng tay nhanh ra trái.

Việc trồng cây Chanh móng tay không khó, nhưng cần lưu ý một số kỹ thuật để hỗ trợ cây sinh trưởng phát triển mạnh, ra trái nhiều. Để hỗ trợ bạn đọc có đủ thông tin kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Chanh móng tay, Cẩm nang cây trồng thực hiện bài viết về kỹ thuật trồng cây Chanh móng tay với các nội dung như sau:

1. Trồng cây Chanh móng tay vào mua nào tốt nhất?

– Cây Chanh móng tay là cây dễ tính có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên để cây sau trồng sinh trưởng phát triển tốt nhất thì nên trồng vào mùa xuân ở các tính Miền Bắc, cuối mùa mưa ở các tỉnh Miền Nam.

– Các tỉnh có khi hậu mát mẻ như Đà Lạt, Sapa, Lai Châu, … có thể trồng quanh năm. Nhưng khu vực khác nếu chủ động các điều kiện nhăm sóc như nước tưới, giàn che, … có thể chủ động trồng được.

2. Chuẩn bị đất trồng cây Chanh móng tay

– Đất trồng cây Chanh móng tay tốt nhất là đất có thành phần cơ giới nhẹ, giàu dinh dưỡng. Đối với đất nghèo dinh dưỡng hầu như cây không phát triển có thể chết cây. Vị trí đất trồng cần thoát nước tốt tránh đọng nước gây úng dễ làm chết cây.

– Có 2 hình thức trồng phổ biến hiện nay là trồng chậu và trực tiếp xuống đất.Hình thức trồng chậu thì nên sử dụng giá thể chuyên trồng hoa cây cảnh là đảm bảo. Đối với trồng trực tiếp thì cần chuẩn bị đất trồng trước khi trồng ít nhất là 20 ngày. Tiến hành đào hốc với kích thước 60x60x60 cm, khoảng cách trồng cây cách cây là 1,5 m. Sau khi đào hố xong tiến hành bón lót với lượng bón tính cho một gốc là 15-20 kg phân hữu cơ + 50 gram Trichoderma + 20 gram Vi lượng tổng hợp. Bón lót xong lấy phần đất mặt vừa đào lấp phân bón còn phần đất đáy cho lên mặt hốc.

3. Cách trồng cây Chanh móng tay

– Cách trồng trong chậu: Cho giá thể vào ½ kích thước chậu đã chọn. Xé bầu nilong tránh làm vỡ bầu, cho cây vào chính giữa chậu rồi bổ sung giá thể sao cho thấp hơn miệng chậu 5 cm. Ấn chặt để cố định cây giống. Sau khi trồng xong hòa dinh dưỡng kích rễ tưới đẫm cho cây giúp cây nhanh bén rễ.

– Trồng trực tiếp xuống đất: Chính giữa hốc đào một hố có kích thước tương ứng với bầu cây giống. Nhẹ nhàng xé nilong bầu tránh làm vỡ bầu, đặt cây và tiến hành vun gốc cao hơn mặt đất 5-7 cm. Sau khi trồng tiến hành phủ gốc và pha dinh dưỡng kích rễ tưới cho cây. Giai đoạn mới trồng tưới nước liên tục ít nhất 5-7 ngày giúp cây nhanh bén rễ.

4. Kỹ thuật chăm sóc cây Chanh móng tay

– Chế độ tưới nước: Cây Chanh móng tay là cây thích ẩm, nhưng không ưa ẩm. Trong suốt quá trình trồng duy trì độ ẩm đất đạt 65-70%.

– Chế độ ánh sáng: Ưa ánh sáng trực xạ, không chịu ánh sáng tán xạ. Nên vị trí trồng nên chọn nơi có ánh sáng trực xạ nhiều nhất.

– Bón phân: Để cây bền thì ưu tiên dùng các dòng phân bón hữu cơ. Bón phân bón gốc định kỳ cho cây 3 tháng/ lần, lượng bón 10 gram MAP + 10 gram Super kali/ 4 lít nước tưới/ gốc. Bổ sung dinh dưỡng qua lá định kỳ 15 ngày/ lần với công thức phun: 1 gram Amino + 2 gram Bột rong biển + 1 gram combi 02/ 4 lít nước.

– Phòng trừ sâu bệnh hại: Cây Chanh móng tay có sức đề kháng tốt. Hầu như trồng đơn lẻ, số lượng ít thì cây không nhiễm sâu bệnh hại.

– Thu hoạch trái: Cây Chanh ghép có thể cho trái tùy vào tuổi của mắt ghép. Mắt ghép lấy trên cây đang cho trái thì sau khi ghép, cây sẽ cho trái sau trồng 30 tháng. Trái có thể thu hoạch khi căng tròn, kích thước tối đa đối với giống. Khi thu hoạch xong bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được từ 10-15 ngày.