Cách trồng cây Tắc Ngọt trong chậu Update 03/2024

Cây Tắc Ngọt là cây được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng bởi vẻ đẹp và sự tiện lợi của nó. Cây có bộ lá cây xanh đậm, quả sáng màu, toàn cây có mùi thơm. Có thể trồng để thu quả hoặc trồng làm cảnh.

Cách trồng cây Tắc Ngọt trong chậu? Trồng cây Tắc Ngọt bao lâu có hoa? Cách điều khiển ra hoa, có trái chín vào dịp tết?

Cách trồng cây Tắc Ngọt trong chậu ra trái quanh năm.

1. Nên trồng cây Tắc Ngọt khi nào?

– Cây Tắc Ngọt là cây dễ tính, thích nghi tốt với các điều kiện thời tiết khác nhau. Có thể trồng quanh năm. Nhưng ở các tỉnh Miền Bắc nên trồng vào đầu mùa xuân, Miền Nam trồng vào đầu hoặc cuối mùa mưa tiết kiệm công tưới.

2. Chuẩn bị giá thể, chậu và giống cây Tắc Ngọt

– Chuẩn bị giá thể: Có thể sử dụng giá thể hữu cơ cao cấp, giá thể T-Rát, giá thể Peatmoss Teraerden, … Hoặc có thể tự phối trộn giá thể theo công thức: Đất (đất phù sa, đất màu); xỉ than (mùn cưa, xơ dừa); phân chuồng hoai mục (phân vi sinh) được phối trộn theo tỷ lệ: 1/4 đất + 1/2 xỉ than + 1/4 phân chuồng hoai mục. Sau khi trộn đều theo tỷ lệ trên thì cần tiến hành xử lý nấm bệnh tồn tại trong giá thể bằng các dung dịch như Daconil 75 WP (1 g/l nước) hoặc dung dịch Ridomil Gold 68 WG (nồng độ 3 g/l nước) phun đều vào giá thể đã trộn (40 – 50 l/m3 giá thể).

– Cách chọn chậu: Hiện nay có rất nhiều mẫu mã chất lượng khác nhau. Tùy vào mục đích, sở thích người trồng để lựa chọn chậu phù hợp. Là cây trồng theo thời gian lâu nên chọn chậu có kích thước càng lớn càng tốt. Nên chọn chậu có kích thước đường kính trên 30 cm. Chất liệu chậu tốt nhất là sứ, xi măng, …

– Chuẩn bị giống: Đối với phương pháp trồng cây trong chậu để rút ngắn thời gian ra trái, nên chọn cây từ chiết cành. Nếu trồng với số lượng ít, lựa chọn đơn vị cung ứng giống uy tín, đảm bảo đúng giống. Cách chọn cây con chuẩn: Cây có chiều cao từ 20 cm trở lên, đường kính thân 2 cm, cành cấp 1 từ 2-3 cành, tán các phía không che khuất nhau, cây không nhiễm sâu bệnh hại.

3. Cách trồng cây Tắc Ngọt trong chậu

– Cho giá thể vào chậu đã chuẩn bị với định lượng bằng ½ thể tích chậu. Nhẹ nhàng bóc túi bầu nilong tránh làm vỡ bầu đất. Đặt cây vào trung tâm của chậu. Giữ cây thẳng và bổ sung giá thể vào dưới mép chậu 5 cm. Ấn chặt giá thể để cố định cây, tránh đổ ngã.

– Sau khi trồng hòa phân kích thích rễ như T-Root tưới cho cây theo định kỳ 5 ngày/ lần cho đến khi cây bật chồi mới. Khoảng thời gian sau trồng cần duy trì độ ẩm đất cho giá thể đạt từ 60-65% tối thiếu 7 ngày tạo điều kiện cho cây nhanh bén rễ.

4. Kỹ thuật chăm sóc cây Tắc Ngọt trong chậu

– Chế độ ánh sáng: Cây Tắc Ngọt có thể sinh trưởng phát triển ở điều kiện ánh sáng trực xạ hoặc nửa bóng giâm. Tuy nhiên để cây phát triển mạnh, cho trái nhiều, mẫu mã trái đẹp thì nên trồng cây ở vị trí nhiều ánh sáng trực xạ nhất.

– Chế độ nước tưới: Với khả năng chịu úng kém, chịu hạn khá. Trong suốt quá trình chăm sóc duy trì độ ẩm đạt 60-65%. Nếu thời tiết nắng có thể tủ gốc bằng rơm rạ ngày tưới 1-2 lần. Trời mưa cần thoát nước tốt tránh gây úng cho cây.

– Bón phân: Bón phân định kỳ 20 ngày/ lần với lượng 10 gram NPK 13:13:13/4 lít nước tưới cho cây. Xen kẽ phun phân bón lá bổ sung dinh dưỡng cho cây định kỹ 15 ngày/ lần. Phân hữu cơ 1 năm bổ sung 1 lần cùng với đảo chậu thay giá thể cho cây.

Cách trồng cây tắc ngọt trong chậu.

– Cách cắt tỉa tạo tán: Sau trồng từ 3-4 tháng tiến hành cắt tỉa cành tăm, cành vượt, cành sâu bệnh hại, cành khô, điều chỉnh tán cây theo ý muốn. Cắt tỉa là kỹ thuật kích thích sinh trưởng phát triển của cây. Đồng thời tập trung dinh dưỡng nuôi cành lá hữu hiệu. Giai đoạn cho cây ra hoa cần cắt tỉa cành cấp 3 trở lên tránh trường hợp cắt tỉa đau cây bị chột quả.

– Phòng trừ sâu bệnh hại: Trồng cây Tắc Ngọt trong chậu, với số lượng cây trồng ít thì cây hầu như không bị các đối tượng sậu bệnh hại. Nhưng lưu ý giai đoạn ra chồi mới thường gặp sâu vẽ bùa, sau cắn lá, … Nếu mức gây hại không vượt quá 20% trên tổng số lá trên cây thì không cần thiết sử dụng phun thuốc bảo vệ thực vật. Nếu mức độ gây hại nhiều thì ưu tiên lựa chọn các dòng thuốc có nguồn gốc sinh học là tốt nhất, đảm bảo an toàn cho người và con vật.

5. Cách xử lý ép cây Tắc Ngọt có trái vào đúng dịp Tết

– Trồng cây Tắc Ngọt trong chậu vừa thu trái vừa làm cảnh là một trong những kỹ thuật được nhiều người quan tâm và áp dụng.

– Chỉ nên xử lý ra hoa cho cây Tắc Ngọt 1 năm tuổi trở lên. Cành cây chỉ mang hoa khi 1 năm tuổi. Để cây cho ra hoa đẹp, quả to, chất lượng ngon thì áp dụng trên những cây sinh trưởng phát triển tốt, khỏe, không nhiễm sâu biện hại.

– Để cây có thể mang trái vào dịp tết cần áp dụng một số kỹ thuật như sau: Vào cuối tháng 5, đầu tháng 6 âm lịch tiến hành xử lý ép cây ra hoa bằng cách đảo bầu, phun ức chế, xiết nước. Thời gian xử lý ra hoa khoảng 15-20 ngày. Trước khi xử lý ra hoa cần bón phân: 40 gram/4 lít nước MKP tưới gốc cho cây. Kết hợp phun phân bón qua lá: 4 gram bột rong biển + 2 gram amino + 10 gram MKP/4 lít nước phun toàn cây. Bón phân 3-5 ngày tiết hành xiết nước cho đến khi cây xào lá, bắt đầu ngã vàng và rụng 10% lá già thì tưới nhấp nước duy trình sự sống cho cây cho đến khi cây bật mầm hoa cựa gà. Khi xác định được mầm hoa thì tưới nước trở lại duy trì độ ẩm từ 60-65% cho suốt quả trình sinh trưởng ra hoa, nuôi trái.

– Giai đoạn cây ra hoa, đậu trái non: Áp dụng phun hoạt chất chống rụng hoa, rụng trái non cho cây trồng theo đúng nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất.

– Khi cây hình thành quả non thì tiến hành bón phân định kỳ như giai đoạn chưa mang trái.