Kỹ thuật chăm sóc điều sau khi thu hoạch Update 05/2024

Điều là cây công nghiệp lâu năm mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Hạt điều ngày càng được nhiều người ưa chuộng bởi hạt có hàm lượng dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe của con người. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây điều quyết định đến chất lượng, năng suất hạt điều. Tuy nhiên, sau mỗi lần thu thu hoạch xong nhiều nhà vườn không biết cách chăm sóc dẫn đến cây lâu phục hồi, năng suất, chất lượng vụ sau giảm. Vậy kỹ thuật chăm sóc điều như thế nào để vụ sau đạt năng suất, chất lượng hạt điều cao luôn được bạn đọc quan tâm. Bài viết dưới dây sẽ hướng dẫn bạn đọc kỹ thuật chăm sóc điều sau thu hoạch.

1. Cắt cành, tạo tán cho cây điều sau thu hoạch

– Sau khi thu hoạch là thời điểm cây bị suy kiệt, việc đầu tiên phục hồi sức khỏe cho cây là cắt cành, tỉa tán.

– Dùng cưa mini hoặc dụng cụ chuyên cắt tỉa cành: cắt những cành mọc trong tán, cành vượt, cành gần mặt đất, cành sâu bệnh, cành khô, cành giao tán để tạo độ thông thoáng trong vườn, tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón.

–  Nên tỉa cành vào những ngày trời nắng để tránh sự lây lan bệnh qua vết cắt của cây.

2. Vệ sinh xung quanh vườn cây

– Cùng với việc tỉa cành, tạo tán cho cây, bà con nên tiến hành dọn vườn, vệ sinh cỏ dại. Dọn sạch cỏ dại xung quanh gốc cây, gom tàn dư xung quanh gốc để tạo độ thông thoáng cho cây, giúp cây không bị cạnh tranh dinh dưỡng.

– Sau mỗi vụ bà con cần kiểm tra lại hệ thống thoát nước cho cây, nhằm bảo đảm độ dốc, thoát nước cho vườn vào vụ mưa tới.

3. Lượng phân bón cần bổ sung cho cây điều sau thu hoạch để cây hồi phục nhanh

Để cây nhanh chóng phục hồi bà con cần bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng việc bón phân. Thời gian bón phân được chia thành 3 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: Bổ sung phân hữu cơ cho cây, tùy vào tuổi cây lượng phân bón 10-20 kg/gốc. 

– Giai đoạn 2: Cần bổ sung phân NPK có hàm lượng đạm cao: NPK 30-10-10. Lượng bón 1-2 kg/gốc, để cây phát triển phục hồi nhanh tạo cho cây phát triển bộ khung tán, cành, lá.

– Giai đoạn 3: Bổ sung phân NPK 12-8-12 Văn Điển, tùy vào tuổi cây lượng bón 0.8 -2kg/gốc.

– Cách bón: Đào rãnh sâu 15-20cm quanh hình chiếu tán lá, sau đó bón phân xuống và lấp đất lại. Nên bón vào những ngày trời mưa để tăng hiệu quả hấp thụ phân bón cho cây.

Xem thêm>>Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây điều cho năng suất cao

4. Lượng nước tưới cần bổ sung cho cây sau thu hoạch

– Cây điều là cây không chịu được úng. Tuy nhiên cần bổ sung nước cho cây để cây nhanh hồi phục. Mùa khô kéo dài bổ sung lượng nước tưới 1 lần/ tuần, số lượng nước tưới tăng tùy theo độ tuổi của cây. Vào mùa mưa bà con nên tiến hành đào rãnh thoát nước cho cây để cây không bị ngập úng.

5. Sâu bệnh hại trên cây

– Sau thu hoạch là thời gian cây bị suy kiệt, cây dễ bị sâu bệnh hại tấn công. Cần phải thường xuyên thăm vườn để có biện pháp phòng và điều trị sâu bệnh kịp thời. Các loại bệnh thường gặp trên cây điều sau khi thu hoạch: Bọ xít, cháy lá, bệnh thán thư, sâu đục thân, sâu đục vỏ…

– Ngoài ra có thể sử dụng thêm sản phẩm tăng khả năng lan trải, thẩm thấu hoạt chất trên bề mặt lá: Super Silicon 69 tăng độ loang trải, bám dính của phân bón và nông dược lên các bộ phận của cây.

– Ngoài ra, bà con có thể rắc vôi bột xung quanh vườn, quét lên gốc cây để phòng trừ mối, sâu đục thân….

Trên đây là kỹ thuật chăm sóc điều sau thu hoạch giúp cây nhanh chóng hồi phục và cho năng suất chất lượng cao ở vụ mùa tiếp theo. Chúc bà con vụ mùa bội thu!