Dinh dưỡng đi qua lá, rễ, hoa lá. Bộ phận nào tiếp nhận là tốt nhất? (P1) Update 04/2024

Vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi sử dụng phân bón cho cây. Bón qua hình thức nào để đạt hiệu quả cao? Bộ phận nào của cây tiếp nhận phân bón tốt nhất? Rễ, hoa, lá, thân, bộ phận nào tiếp nhận phân bón tốt nhất? Các yếu tố dinh dưỡng cây trồng sử dụng cho từng giai đoạn cho cây? Trường hợp nào nên phón phân qua lá?… và còn nhiều hơn nữa những câu hỏi xoay quanh vấn đề này. Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn đọc những thắc mắc trên để đưa ra phương án chăm sóc cây đạt hiệu quả cao nhất.

Nguyên lý chính: cây lấy nước và dinh dưỡng bằng rễ và vận chuyển lên trên để nuôi cây.

Nguyên tắc phụ: Nếu rễ phát triển kém, khả năng hập thụ dinh dưỡng kém thì cần bổ sung cho bộ phận nào thì áp dụng cho bộ phận đó.

– Cùng cụ thể các yếu tố dinh dưỡng như:

+ Đa lượng: N, P, K

+ Trung lượng: Ca, Mg

+ Vi lượng: Cu, Mn, Zn

Các yếu tố dinh dưỡng sử dụng ở các giai đoạn: cây tơ, cây sau thu hoạch, ra hoa, đậu trái, nuôi trái chuyền.

Thứ nhất: Yếu tố dinh dưỡng đa lượng

Giai đoạn cây tơ

Thời điểm này đạm và lân cây cần nhiều hơn kali.

– Qua gốc: cung cấp qua gốc là chính để phát triển bộ rễ ăn sâu và rộng giúp tán bung rộng, nhiều cành, cành khỏe -> đậm đọt mạnh.

Giai đoạn cơi non là giai đoạn rất quan trọng: sẽ bổ sung thêm qua lá khi lá hình thành, giúp cơi đọt phát triển đồng loạt, xanh, khỏe, quản lý sâu bệnh tập trung.

Các công thức bón gốc: ưu tiên các công thức có đạm, lân cao: 30-10-10, 20-10-10, 16-16-8…

Trường hợp bón gốc mà hiệu quả chưa cao, cây phát triển kém thì bổ sung thêm các biện pháp hỗ trợ:

+ Kích rễ: Combo 01, Super Kali Humate Chelate, Atonik đậm đặc, 10-50-10…

+ Cung cấp đạm: Amino Acid, đạm cá, dịch rong biển.

+ Nền: hữu cơ, Trichoderma, chitosan, vi sinh

– Qua lá: Phun NPK chứa đạm cao: 30-10-10. Hỗ trợ các loại chất điều hòa sinh trưởng, trung vi lượng, Amino Acid, Auxin NAA, Cytokinin DA6, Brassinolide, Combo 02, trung vi lượng.

 Xem thêm > Chất điều hòa sinh trưởng 

Giai đoạn cây sau thu hoạch

– Qua gốc: tương tự như sự phát triển của cây tơ, nhưng đối với cây sau thu hoạch cây thường bị tổn thương, lượng dinh dưỡng cạn kiệt, nên ưu tiên xử lý kích rễ trước khi bổ sung dinh dưỡng, bổ sung dinh dưỡng nhiều, tần suất bón nhiều hơn.

Ưu tiên kích rễ: Combo 01, Amino Acid, Humate Chelaete, NPK

– Qua lá: tương tự như cây tơ, nhưng dùng liều cao hơn, số lần lặp lạ cũng cao hơn

Sản phẩm: NPK, Combo 02 – kéo chồi, Combo 03 – kéo chồi.

Giai đoạn ra hoa

Tỷ lệ N, P, K tùy thời điểm sử dụng công thức cân bằng hoặc N, P cao hơn.

 Qua gốc: Thời điểm cây cần nhiều dinh dưỡng để nuôi hoa, nuôi cả cây đặc biệt thời điểm đang cùng phát triển cơi đọt.
Sử dụng NPK 3 số cân bằng: 15-15-15, 16-16-16, 18-18-18…

Nếu hoa nhiều, hoa mạnh: 16-16-8, 20-20-15…

Hoa yếu, đọt ra mạnh: cung cấp Kali cao: 15-5-27, 12-12-7…

 Qua hoa: Cung cấp NPK dạng hòa tan chứa lân cao để thúc đẩy phân hóa mầm hoa ở giai đoạn mới hình thành và hạn chế rụng hoa: Siêu bo, Amino, trung vi lượng, 4-CPA-Na tăng đậu quả, giảm hiện tượng rụng trái non.

– Quá lá: riêng với sầu riêng hoa và lá ở vị trí riêng biệt nên cần xem xét kéo đọt, chặn đọt hợp lý để hạn chế hiện tượng rụng hoa: Mepiquat, MKP.

Giai đoạn đậu trái

– Qua gốc: cung cấp qua gốc tạo dinh dưỡng nuôi trái và nuôi cây (cơi đọt), tuy nhiên cung cấp với số lượng ít hoặc nhiều trường hợp không sử dụng. Công thức áp dụng NPK: 16-16-16, 18-18-18. Nếu trái rụng áp lực cao: 15-5-27, 12-11-18…

– Qua trái: Hạn chế hiện tượng rụng quả, kích phân chia tế bào: 4-CPA-Na, Auxin NAA (Na-NAA), GA3, GA4+7 …

– Qua lá: Vi lượng, chất điều hòa sinh trưởng, Amino. Riêng với sầu riêng phải chặn đọt để nuôi trái trong 6 tháng đầu.

Giai đoạn nuôi trái

– Bón gốc: cung cấp qua gốc tạo dinh dưỡng nuôi trái và dưỡng lá.

Phát triển kích thước: NPK 3 số: 20-20-20, 17-17-17,…

Tăng trọng lượng: NPK chứa kali cao như 12-12-17, 15-5-17,…

 Qua trái: phát triển kích thích tạo trọng lượng

Giai đoạn phát triển kích thước: thường ít áp dụng NPK hoặc chọn NPK hòa tan. Phun kết hợp Amino, trung vi lượng, tăng trưởng: Combo 05, Cytokinin CPPU KT 30, GA3…

Giai đoan tăng trọng lượng: Kali + Fulvic Acid hoặc Amino

– Qua lá: Dưỡng lá, hạn chế rụng lá, cháy lá. 

Trường hợp cây nuôi trái chuyền

Nuôi trái chuyền là trường hợp hợp cùng 1 lúc cây ở nhiều giai đoạn: ra hoa, đậu quả, nuôi trái, tăng kích thước trái.

Dinh dưỡng ở giai đoạn này luôn sử dụng cân bằng. Kết hợp NPK và Humic, trung vi lượng… Dinh dưỡng bón gốc là tiên quyết nên cần bổ sung định kỳ.