Đất Phèn Nên Trồng Cây Nào Ngoài 15 Giống Cây Sau Update 05/2024

Ngoài tăng cường trữ nước phục vụ tưới tiêu trong mùa khô, nông dân ở huyện Long Mỹ còn mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với vùng đất phèn, mặn, chủ động ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt.

Mỗi loaị cây trồng đều có một khoảng pH thích hợp nhất định vì vậy chúng ta phải xác định được độ pH của đất phải đạt ở mức độ chuẩn với loại cây trồng đó thì cây trồng mới phát triển mạnh nhờ quá trình hấp thu, trao đổi dinh dưỡng thuận lợi.

Đất kiềm nên trồng những loại cây gì?

Để xác định được đâu là loại đất kiềm, đất phèn thì chúng ta cần thực hiện việc kiểm tra độ pH cho đất, nếu đất có chỉ số độ pH từ 7,1 – 7,5  là đất hơi kiềm; từ 7,5- 8,0 là loại đất kiềm và > 8,0 là loại đất kiềm nhiều. Tùy theo loại cây trồng ưa đất kiềm ở mức độ nào mà bạn có thể xử lý tăng giảm độ kiềm cho đất phù hợp.

Đất kiềm hay đất phèn là loại đất kén cây trồng vì vậy có rất ít giống cây trồng được trên đất kiềm, vì loai jđất này thường ít màu mỡ và cây trồng nếu trồng trên loại đất này rất dễ bị vàng lá. Để cây trồng trên đất kiềm sinh trưởng và phát triển tốt thì nên thường xuyên sử dụng phân chuồng và vôi cày xới vào đất trước khi trồng.

Cách Kiểm Tra Đất Phèn

Dưới đây là danh sách một số loại cây trồng phù hợp với loại đất tính kiềm có độ pH cao từ 7>8:

  • Cây chè
  • Họ cây cam, quýt, bưởi
  • Bắp cải
  • Cà rốt
  • Cải bó xôi
  • Cần tây
  • Củ cải đường
  • Củ riềng
  • Khoai mỡ
  • Măng tây
  • Ngò tây
  • Súp lơ
  • Xà lách
  • Hành
  • Cỏ chân vịt
  • Đậu sừng
  • Hoa tulip
  • Hoa chuông

Ông Nguyễn Văn Chơn đã mạnh dạn trồng thử nghiệm bắp lai trên nền đất lúa ngay trong vụ Đông xuân muộn này.

Long Mỹ là vùng quê vừa chịu tác động của phèn vừa bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn vào mùa khô hàng năm, nên bà con địa phương thường chịu thiệt thòi nhiều hơn nơi khác. Vì thế, về các xã Vĩnh Viễn A, Lương Nghĩa hay Lương Tâm vào những ngày này, không khó để cảm nhận không khí tất bật chuẩn bị ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn của bà con nơi đây.

Chọn cây trồng phù hợp

Nông dân Nguyễn Văn Chơn, ở ấp 7, xã Vĩnh Viễn A, chưa thể nào quên nỗi khổ vào mùa khô năm 2016. Lúc đó, hơn 3ha lúa Đông xuân đang ở giai đoạn đòng trổ bị thiệt hại nặng vì xâm nhập mặn. “Vùng này đê bao khép kín chưa hoàn chỉnh. Bà con phải tự chủ động nguồn nước để phục vụ tưới tiêu. Tôi nghĩ nếu mình cứ ôm cây lúa mãi sẽ gặp khó mỗi khi nước mặn về. Bằng chứng là nhiều người khóc ròng, trong đó có tôi vì lúa chết khô hồi năm rồi, bởi mặn cứ giữ nguyên nồng độ cao, kéo dài hàng tuần liền. Do đó, cách tốt nhất để ứng phó mặn là bản thân mình phải thay đổi tư duy”, ông Chơn bày tỏ.

Sau nhiều tháng trăn trở nghiên cứu mô hình, ông Chơn quyết định chọn cây bắp lai thay cho lúa trong vụ Đông xuân muộn này. Cụ thể, ông chuyển sang trồng bắp luân canh theo mô hình 2 lúa – 1 bắp. Ông Chơn cho biết, để chọn được cây trồng phù hợp không phải dễ dàng. Vì ông quen với cây lúa hơn 30 năm, trong khi cây trồng mới thì vẫn chưa rõ kết quả ra sao. Chưa kể, tiền phân thuốc từ vụ lúa trước chưa trả hết luôn là gánh nặng cho gia đình. Còn chấp nhận chuyển sang cây trồng mới phải thật sự hiểu về nó và học hỏi kinh nghiệm từ nhiều nguồn khác nhau.

Theo đánh giá bước đầu của ông Chơn, lợi ích từ cây bắp lai ngoài dễ trồng, dễ chăm sóc, bán có giá thì loại cây này ít tốn nước và chống chịu tốt với thời tiết khắc nghiệt. “Để cây thích ứng trên đất ruộng, tôi đào rãnh ở hai bên bờ mẫu rồi dẫn nước từ mương trữ bên trong ra. Hạt gieo trực tiếp trên nền ruộng chứ không lên liếp. Bên cạnh đó, tôi đầu tư sẵn máy bơm để bơm thoát nước khi có mưa nhiều. Hiện tôi chia thành 2 đợt gieo hạt, đợt đầu, cây đã lên chừng 2 tấc, đợt thứ hai vừa gieo cách đây ít hôm”, ông Nguyễn Văn Chơn chia sẻ.

Cùng suy nghĩ với ông Chơn nhưng ông Bùi Tuấn Kiệt, ở ấp 7, xã Vĩnh Viễn A “bén duyên” với cây mãng cầu xiêm. Ông Kiệt cho hay: “Hơn 6 công khóm đã trồng lâu năm, năng suất ngày càng thấp. Hiện tôi thay thế dần những chỗ khóm cũ để trồng xen cây mãng cầu xiêm. Giờ đã có hơn 100 gốc mãng cầu xiêm và đang cho trái chiếng. Tôi chọn cây này vì nó thích ứng tốt với đất nhiễm phèn. Vài năm gần đây, nhiều hộ bắt đầu trồng mãng cầu xiêm và thu được hiệu quả ngoài mong đợi. Vừa rồi, tôi tham quan nhiều vườn mãng cầu xiêm trong huyện, bước đầu thấy đây là mô hình cho hiệu quả kinh tế khá cao nên rất yên tâm canh tác”.

Quy hoạch vùng sản xuất

Biến đổi khí hậu được các chuyên gia nhận định rằng sẽ diễn ra ngày càng khốc liệt hơn. Về lâu dài sẽ gây ra hậu quả khó lường nên sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương. Chính vì thế, ngành chuyên môn huyện Long Mỹ xác định rằng, để sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu cần có chiến lược dài hạn, kỹ thuật thông minh và đảm bảo về thủy lợi. Từ đó, những năm gần đây, ngành nông nghiệp huyện tập trung triển khai thực hiện nhiều công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, như nạo vét, khai thông dòng chảy, xây dựng hệ thống đê bao, cống, đập, đảm bảo ngăn mặn, trữ ngọt.

Bên cạnh đó, tập trung nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với vùng đất “khó”, đồng thời khuyến cáo nông dân áp dụng các mô hình sản xuất thích ứng với thực trạng nhiễm phèn, xâm nhập mặn hàng năm, kết hợp đẩy mạnh khâu cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, canh tác theo hướng cánh đồng lớn. Hiện, Đề án quy hoạch ngành nông nghiệp của huyện đã xác định rõ những khu vực đất trũng thấp, viên lang nhiễm phèn nặng ở các xã như Xà Phiên, Lương Tâm, Lương Nghĩa, Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A có thể áp dụng trồng cây lâm nghiệp (tràm). Bởi mô hình này cho thu nhập ổn định từ 250-270 triệu đồng/ha sau 4-5 năm trồng.

Ông Lê Hồng Việt, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Mỹ, cho hay: Đối với diện tích đất lúa kém hiệu quả nằm ngoài đê bao, ven sông Cái Lớn do chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn hàng năm sẽ chuyển đổi sang canh tác những loại cây ăn trái có khả năng thích ứng tốt và có tiềm năng phát triển, như khóm, mãng cầu xiêm, từng bước hướng đến xây dựng vùng sản xuất tập trung, đáp ứng về số lượng và chất lượng sản phẩm cho thị trường. Ngoài ra, ngành nông nghiệp huyện cũng đã thực hiện chuyển đổi vườn tạp, đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng ngắn ngày khác như rau màu, kết hợp với hệ thống tưới tiết kiệm nước…

Dù chưa đến vụ thu hoạch, nhưng chính những người nông dân như ông Chơn, ông Kiệt đã mạnh dạn đi đầu trong việc chuyển đổi sang những loại cây trồng mới đã nhen nhóm niềm tin cho nhiều bà con khác ở vùng quê Long Mỹ. Mặt khác, họ còn gián tiếp tạo thêm tiền đề vững chắc cho công cuộc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp huyện trong thời gian tới.