Cây Mật nhân – Công dụng và những bài thuốc hay Update 04/2024

Cây mật nhân là cây gì? Công dụng của cây mật nhân? Cách sử dụng cây mật nhân làm thuốc? Những bài thuốc hay từ cây mật nhân? Cách sơ chế cây mật nhân làm thuốc?

Cây mật nhân điều trị bệnh suy giảm chức năng gan.

1. Cây mật nhân là cây gì?

– Cây mật nhân có tên khoa học là Eurycoma longifolia, họ Thanh thất (Simaroubaceae). Tên thường gọi là bách bệnh, bá lệnh.

– Đặc điểm thực vật học: Là cây gỗ, chiều cao từ 15-20 m. Cây phân nhánh nhiều. Thân lớn có nhiều lông. Rễ cây hình trụ có màu vàng, mùi thơm nhẹ, vỏ ngoài màu nâu. Lá cây mọc kép hình lông chim, không cuống. Các lá kép mọc đối xứng, có 15-45 lá nhỏ/lá. Lá kép nhỏ dày, hình trứng, mặt dưới màu trắng hơi xanh, mặt trên màu xanh lục. Hoa mọc thành cụm màu đỏ tươi, có lông tơ bao phủ bên ngoài. Hoa có 5-6 cánh nhỏ. Trên cây có một hoa đực và một hoa cái. Quả hình trứng, hơi dẹp, chiều ngang từ 0,5-1 cm, có rạch sâu khoảng 1 – 2 cm ở giữa. Khi quả non màu xanh, khi chín màu nâu đỏ. Một quả chứa một hạt.

– Cây ưa bóng, thường mọc dưới tán cây to khác. Cây phát triển mạnh. Thường phân bố ở những vùng núi, trung du và đồi thấp. Là cây mọc hoang, phân bố trong những cánh rừng thưa ở vùng Đông Nam Á. Một số nước có cây mật nhân phân bố nhiều như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Malaysia.

2. Hoạt chất nào trong cây mật nhân có dược tính

– Trong vỏ cây mật nhân chứa hàm lượng lớn các chất như urycomalacton, camopesterol, quasin, 2,6-dimetoxybenzoquinon, bsitorol, alcaloid, triterpen, quasinoid,…

3. Công dụng chữa bệnh của cây mật nhân

– Theo Đông y, cây mật nhân có tính mát, vị đắng không độc và quy vào kinh Thận, Can.

– Công dụng của cây mật nhân đối với sức khỏe như: Kích thích quá trình tiết hormone sinh dục ở nam giới, hỗ trợ sinh lý nam giới; Điều trị các bệnh lý sinh sản của nữ giới; Hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa; Các bệnh xương khớp; Bệnh ngoài da; …

Công dụng của cây mật nhân.

4. Cách sơ chế dược liệu cây mật nhân

– Trên cây mật nhân chỉ có hoa là không dùng làm thuốc. Rễ cây được sử dụng nhiều nhất. Dược liệu được thu hái quanh năm.

– Sau khi thu hái dược liệu đem rửa sạch, phơi khô ngay. Rễ, vỏ, thân cắt thành từng đoạn nhỏ phơi khô. Dược liệu sau khi khô có thể đem bảo quản trong túi nilong dùng dần. Hoặc tiếp tục nghiền thành bột mịn để tán viên nén; cũng có thể đem nấu dạng cao lỏng đựng vào lo thủy tinh. Quá trình bảo quản lưu ý đặt nơi thoáng mát, tránh ẩm ướt làm mốc dược liệu.

5. Những bài thuốc hay từ cây mật nhân

– Bệnh suy giảm chức năng gan: Lấy 30g cây mật nhân sắc với 1 lít nước lạnh đến khi còn lại 500 ml nước. Chia thành 2 lần uống trong ngày, uống khi thuốc còn ấm.

– Hỗ trợ chức năng tiêu hóa: Hỗn hợp các dược liệu như hậu phác, cam thảo, củ bồ bồ, hoắc hương, trần bì, cây sả, củ sấu và mật nhân vừa đủ 50g. Đem rửa sạch, phơi khô, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng với lượng 10-12g, hãm với nước ấm uống hằng ngày, 1 lần/ngày.

– Điều trị bệnh gout: Dùng 100g sắc với 500ml nước, đến khi cô đặc dung dịch còn khoảng 200ml. Chia thành 2-3 lần uống trong ngày.

– Trị bệnh ngoài da như ghẻ, chàm, mẩm ngứa: Dùng 2-3 nắm lá cây mật nhân đung nước tắm. Khi tắm rửa kỹ vùng da bị tổn thương, dùng bã đắt vào vết thương để tăng hiệu quả điều trị.

– Hỗ trợ điều trị chức năng sinh sản nữ giới: Sử dụng 15g rễ mật nhân đem sắc với lượng nước vừa đủ đến khi cô đặc còn nửa phần nước. Chi thành các phân nhỏ uống trong ngày, 1 ngày/thang. Dùng liên tục đến khi khỏi bệnh.

– Bệnh kiết lỵ, tiêu chảy: Dùng ít quả mật nhân sắc với nước. Dùng mỗi ngày, sau 3-5 ngày sẽ khỏi bệnh.

Bài thuốc hiệu quả trị bệnh từ cây mật nhân.

6. Những đối tượng nào không nên dùng cây mật nhân

– Cây mật nhân có rất nhiều công dụng trong sức khỏe con người. Nhưng khi sử dụng cần thận trọng, tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh tác dụng phụ không mong muốn khi dùng dược liệu.

– Một số tác dụng phụ không mong muốn khi dùng cây mật nhân làm thuốc như: triệu chứng ngộ độc như nôn, chóng mặt, đau đầu, kích ứng da, hạ đường huyết.

– Những đối tượng khuyến cáo không dùng dược liệu này: Người mẫm cảm, dị ứng với các thành phần trong cây mật nhân; Trẻ em dưới 9 tuổi và phụ nữ đang mang thai; Người có bệnh nền dạ dày, tim mạch, gan; Người có vấn đề về chức năng nội tạng; Người ốm yếu chưa phục hồi.