Cây Bán hạ nam là cây gì? Tác dụng chữa bệnh? Bài thuốc hay? Update 04/2024

Cây Bán hạ nam là cây gì? Tác dụng chữa bệnh? Bài thuốc hay? Bán hạ nam có độc không? Thận trọng khi dùng làm thuốc? Hoạt chất nào có tính dược liệu?

Cây Bán hạ nam đặc trị bệnh gì?

1. Cây Bán hạ nam là cây gì? Cách nhận diện?

– Tên khoa học là Typhonium trilobatum Schott, thuộc họ Ráy (Araceae), tên thường gọi là cây chóc chuột, lá ha chìa, củ chóc.

– Đặc điểm thực vật học: Là cây thảo, không có thân, củ hình cầu đừng kính khoảng 2cm. Lá cây hình mác, hình tim, có chia thùy, chiều dài lá từ 4-17 cm, chiều rộng lá từ 3-9cm. Hoa mọc thành cụm hay gọi là bông mo, hoa đơn tính, hoa đực dài hoảng 5-9cm, phân trần dài từ 15-25cm, hoa màu xanh pha đỏ tím, hoa đực mọc ở trên và hoa cái mọc phía dưới. Quả là quả mọng, có hình trứng, dài khoảng 6mm.

– Dược liệu bán hạ được chế biến từ củ của cây bán hạ nam. Cây Bán hạ nam sau khi đào, rửa sạch, bỏ rễ con. Củ to gọi là nam tinh, củ nhỏ gọi là bán hạ. Dược liệu có thể sử dụng tươi hoặc khô, chủ yếu dược liệu được chế biến khô.

– Trong cây Bán hạ nam có chứa các thành phần hóa học như Saponin, coumarin, saponin, axit hữu cơ, axit amin, …

2. Sơ chế dược liệu Bán hạ nam

– Cây Bán hạ nam tươi có chứa nhiều độc tố nên để trở thành dược liệu dùng cần sơ chế khử các độc trước. Có nhiều cách sơ chế dược liệu tùy vào mục đích sử dụng dược liệu khác nhau.

– Một số cách sơ chế dược liệu Bán hạ nam khử hết độc: Cách 1: Củ Bán hạ nam sau khi thu hoạch được ngâm nước sạch 10 ngày, mỗi ngày thay nước ít nhất 1 lần. Tiếp tục ngâm với Bạch phàn với tỷ lệ cứ 50 kg của Bán hạ nam ngâm cùng với 1 kg Bạch phàn. Ngâm cho đến khi thử bằng miệng hết cảm giác cay tê thì đạt. Vớt dược liệu phơi hong gió cho đến khi khô. Cách 2: Củ Bán hạ nam tươi được rửa sạch, loại bỏ tạp chất. Đem đun sôi trong nước sạch và phèn chua. Tiếp tục ngâm qua đêm rồi hôm tiếp theo thay nước sạch đun tiếp. Lặp lại quá trình này 7 ngày 7 đem. Sau đó đem phơi hong gió khô rồi tán thành bột.

3. Công dụng của Bán hạ nam

– Theo y học hiện đại: Bán hạ nam sau khi sơ chế đã hết độc có thể chiết xuất các thành phần làm thuốc. Tác dụng chính của Bán hạ nam là cầm nôn, chống nôn, chống nhiễm độc, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, giảm ho,…

– Trong Đông y Bán hạ nam có tác dụng chứng thấp đàm, đàm hàn ẩm ẩu thổ, hàn đàm thượng xung gây động phong, ung thư thủng độc, vị thiệt ẩu thổ, …

Cây Bán hạ nam có độc không?

4. Bài thuốc từ Bán hạ nam

– Trị ngộ gộc (ăn vào nôn ra): Dùng 3 kg Bán hạ nam + 120g nhân sâm + 1 lít mật ong + 8 bát nước đem sắc cạn còn 3 bát chia 3 lần uống trong ngày.

– Trị đầy bụng trẻ em: 4g Bán hạ nam + 10 lát gừng + 4g trần hương mễ + nước sạch, đem sắc lấy nước uống.

– Trị cứng lưỡi, sưng lưỡi: 20 củ Bán hạ nam cắt lát, rang vàng cùng với rượu hoặc mật ong. Đem ngậm khi dược liệu còn ấm đến khi nguôi thì thay.

– Trứng bệnh chóng mặt, mặt xanh xao: Lấy Bán hạ nam sống, hàn thủy mạch nướng, thiên nam tinh sống mỗi loại 40g. Đem tán nhỏ, cho nước vào rồi đem đun sôi cho đến khi các vị thuốc nổi lên. Lấy thuốc giã nát ve thành viên nhỏ. Mỗi lần dùng từ 50 viên, uống với nước gừng để đạt hiệu quả cao.

– Bài thuốc trị hen suyễn: 40g Bán hạ nam + 12g hùng hoàng. Đem giã nhuyễn hỗ hợp, trộn với gừng, ve thành viên. Liều dùng mỗi lần 30 viên uống cùng với nước gừng.

– Trị nhức đầu: 280g Bán hạ + 4g đinh hương hòa với nước tạo hỗ hợp nhớt vừa phải. Dùng giấy bạc bọc đem nướng chín. Sau khi nước chín đem trộn với nước gừng và vắt thành viên nhỏ như hạt mè. Liều lượng dùng mỗi lần 25-30 viên, uống cùng với tần bì.