Kỹ thuật trồng Thanh long theo giàn cải tiến Update 04/2024

Với yêu cầu ngày càng cao của các thị trường trong và ngoài nước, việc canh tác nông nghiệp đòi hỏi nông sản cần đảm bảo chất lượng, vừa mang tính chất hàng hóa. Trong canh tác cây Thanh long cũng vậy. Canh tác Thanh long theo phương pháp truyền thống khó áp dụng các biện pháp kỹ thuật, cơ giới hóa. Nhưng trồng Thanh long theo giàn cải tiến đã giải quyết hết các vấn đề bất cập đó.

Phương pháp trồng Thanh long theo giàn cải tiến đã mở ra một hướng đi mới cho người nông dân. Có thể áp dụng cơ giới hóa thuận lợi, ứng dụng tiết bộ khoa học kỹ thuật theo hướng công nghiệ cao, đáp ứng nhu cầu khó tính của thị trường.

Kỹ thuật trồng Thanh long leo gian cải tiến mới.

Ưu điểm nổi bật của phương pháp trồng Thanh long theo giàn? Trồng Thanh long theo giàn nâng cao năng suất bao nhiêu so với phương pháp truyền thống? Năng suất trồng Thanh long theo giàn là bao nhiêu? Bỏ trụ, trồng Thanh long theo giàn cải tiến? Vì sao phải trồng Thanh long theo giàn?

1. Tại sao nên trồng Thanh long theo giàn

– Phương pháp trồng Thanh long theo gian có thể tận dụng tối đa diện tích để sản xuất, mật độ trồng tăng, tăng số lượng cành và trái gấp 2-3 lần so với trồng truyền thống.

– Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới, cơ giới hóa như làm cỏ, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật, được tiến hành dễ ràng.

– Ban đầu mức đầu tư chi phí cao, nhưng hiệu quả kinh tế đem lại gấp 3 lần so với canh tác Thanh long theo trụ.

2. Kỹ thuật trồng Thanh long theo giàn

2.1 Trồng Thanh long vào thời điểm nào?

– Cây Thanh long là cây dễ tính, có thể trồng quanh năm nếu đáp ứng được khâu chăm sóc sau trồng. Nhưng tốt nhất nhằm tận dụng đặc điểm khí hậu của từng vùng thì nên trồng vào mùa xuân ở khu vực Miền Bắc và cuối mùa mưa ở các tỉnh Miền Nam.

2.2 Chọn giống Thanh long đúng

– Ở nước ta có 2 giống Thanh long phổ biến nhất là Thanh long ruột trắng và Thanh long ruột đỏ. Tùy vào mục đích của người trồng để lựa chọn giống Thanh long phù hợp.

– Chọn đơn vị cung ứng giống uy tín đảm bảo chất lượng, đúng giống, … hom giống Thanh long được lấy từ vườn cây mẹ sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, không sâu bệnh hại, cho năng suất ổn định.

– Tiêu chuẩn hom giống Thanh long: Cành giống có tuổi cành 1-2 năm, đã cho trái, khỏe mạnh, mập mạp, không nhiễm sâu bệnh hại. Các mắt nên có từ 3-5 gai mới đảm bảo bật chồi tốt nhất.

2.3 Thiết kế vườn, phương pháp trồng Thanh long theo giàn

– Chuẩn bị đất trồng Thanh long cần được làm trước trồng tối thiểu 1 tháng. Đất được thu dọn toàn bộ xác thực vật của vụ trước còn tồn dư trên đồng ruộng. Cày xới, lên liếp với chiều cao liếp 20-30 cm, mặt liếp rộng 4 m, liếp được làm theo hướng đông tây để tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời.

– Thanh long được trồng ở giữa liếp. Mỗi trụ có 2 hom, khoảng cách giữa các trụ là 3 m. Ở giữa 2 trụ có 3 trụ phụ bằng sắt hoặc tre. Một đường dây cấp nối các đầu trụ với nhau giúp cành Thanh long leo thành giàn. Hàng cách hàng 4 m.

– Khuyến khích áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để thuận lợi chăm sóc và đảm bảo cho cây Thanh long phát triển mạnh, cho năng suất cao. Mắc hệ thống tưới nước phun sương để tạo độ ẩm khi xử lý Thanh long ra trái đạt tỷ lệ thành công cao.

Thiết kế vườn trồng Thanh long leo giàn.

2.4 Kỹ thuật chăm sóc thanh long theo leo giàn

– Kỹ thuât cắt tỉa: Sau trồng 1-2 tháng tiến hành cắt tỉa và lựa chọn chồi. Một cành hom chỉ chọn 2 chồi cấp 1 bắt lên giàn. Cứ định kỳ 5-6 tháng cắt tỉa, xếp cành Thanh long trên giàn, sao cho các cành không che khuất, tận dụng được lượng chiếu sáng nhiều nhất. Việc cắt tỉa định kỳ giúp nâng cao hiệu suất quang hợp, tạo sự thông thoáng cho vườn, giảm sâu bệnh gây hại.

– Chế độ nước tưới: Là cây trồng ưa ẩm nhưng không chịu úng. Trong suốt quá trình trồng và chăm sóc duy trị độ ẩm đất đạt từ 60-70%. Giai đoạn xử lý ra hoa giảm độ ẩm đất khoảng 55-60%. Sau khi xử lý ra hoa tiến hàng tưới tạo ẩm không khí đạt 80-85% giúp cây phân hóa mầm hoa đạt hiệu quả cao.

– Phân bón: Tốt nhất dùng phân bón đã hòa tan trong nước để bón cho cây. Áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để cung cấp định kỳ dinh dưỡng, 15 ngày/ lần bón. Giai đoạn kiến thiết lựa chọn các dòng phân hữu cơ kết hợp phân khoáng hòa tan với lượng đạm và lân cao, có bổ sung đầy đủ axit amin, vi lượng tổng hợp. Giai đoạn ra hoa, nuôi trái lựa chọn dòng phân có hàm lượng đạm và kali cao, bổ sung đầy đủ vi lượng, axit amin giúp trái phát triển tốt, tạo năng suất cao. Liều lượng bón theo khuyến cao nhà sản xuất.

– Phòng trừ sâu bệnh hại: Cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm các đối tượng hại. Một số sâu bệnh hại cần lưu ý: Rếp sáp, ruồi vàng, ong, bệnh đốm thân, thối rễ, …. Phun thuốc luân phiên các hoạt chất để tránh sâu bệnh hại kháng thuốc không hiệu quả. Định kỳ phun phòng trừ 1 tháng 1 lần. Giai đoạn trước khi xử lý ra hoa cần phòng trừ. Khi hoa hình thành, thụ phấn thụ tinh, trái non nhất thiết phải phun phòng.

Kỹ thuật canh tác Thanh long bỏ trụ trồng giàn năng suât cao.

2.5 Thu hoạch Thanh long khi nào?

– Sau trồng 3 năm cây Thanh long bước vào giai đoạn kinh doanh.

– Một năm 1 vụ thu hoạch trái. Đối với mùa thuận thời kỳ ra hoa từ tháng 2-8 dương lịch. Mùa nghịch sẽ xử lý ra hoa từ tháng 9 đến tháng 2 dương lịch.

– Thời gian thu trái sau thời điểm nở hoa khoảng 28-35 ngày.

– Thu hoạch trái khi quả chuyển màu xanh sang đỏ 3-4 ngày. Dùng dao cắt và đóng gói, vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

– Nếu chăm sóc tốt khoảng 1 năm cây Thanh long cho quả bói.