Nguyên nhân và biện pháp khắc phục nứt trái dừa Update 04/2024

Dừa là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng bởi nước ngon ngọt, hiện nay quá trình chăm sóc cây dừa đòi hỏi nhiều kỹ thuật. Quá trình này đòi hỏi kiến thức về đất đai, thời tiết, và kỹ thuật chăm sóc cây. Một trong những vấn đề thường gặp khi canh tác dừa là hiện tượng nứt trái, đây là vấn đề không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng trái dừa mà còn làm giảm giá trị thương phẩm. Dưới đây là một số nguyên nhân và giải pháp khắc phục hiện tượng nứt trái dừa giúp bà con nông dân cải thiện chất lượng trái dừa, nâng cao giá trị kinh tế từ cây dừa.

Nguyên nhân và biện pháp khắc phục nứt trái dừa

1. Nguyên nhân gây nứt trái dừa

– Sốc nhiệt và thiếu nước: Trái dừa thường bị nứt khi gặp hiện tượng sốc nhiệt do thiếu nước, đặc biệt trong mùa khô, sau đó là những cơn mưa lớn. Sự chênh lệch đột ngột này gây áp lực lên trái, dẫn đến nứt nẻ.

– Dư nước: Trong mùa mưa, mực nước dâng cao làm cho bộ rễ dễ bị úng, gây ra tình trạng dư nước trong trái, làm cho trái dừa nứt.

– Sử dụng phân bón không đúng cách: Việc sử dụng phân bón, đặc biệt là phân đạm quá mức, có thể làm mỏng màng tế bào của trái dừa, dẫn đến hiện tượng trái nứt.

2. Cách Khắc Phục

– Quản lý nước tưới: Điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp trong mùa khô để ngăn chặn tình trạng thiếu nước và sốc nước khi mưa đến.

– Kiểm soát mực nước: Trong mùa mưa, cần quan sát và kiểm soát mực nước để tránh tình trạng dừa bị úng.

– Sử dụng phân bón cân đối: Cần sử dụng phân bón một cách cân đối, tránh lạm dụng phân đạm sử dụng NPK 20-20-20+TE và bổ sung đầy đủ các nguyên tố vi lượng, liều lượng 8gr NPK 20-20-20+TE + 1gr Vi lượng Combi Chelate cho 8L nước.

– Bổ sung Canxi và Bo giúp tăng cường độ cứng cáp và dẻo dai cho tế bào trái dừa, giảm thiểu hiện tượng nứt trái, liều lượng 39gr Canxi Chelate + 1gr Solubor cho 32L nước.