Kỹ thuật trồng dưa lưới vụ ít nắng Update 04/2024

Khoảng 10 năm trở lại đây, dưa lưới được người dân ưa chuộng bởi chất lượng, mẫu mã và thời gian bảo quản dài. Song song với nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà vườn cũng dần mở rộng diện tích, quy mô trồng dưa lưới.

Cây dưa lưới là cây trồng phù hợp với điều kiện ở nước ta. Tuy nhiên cây dễ bị sâu bệnh hại nếu trồng ở điều kiện tự nhiên. Nên chủ yếu dưa lưới được trồng chủ yếu trong hệ thống nhà kính, nhà lưới.

Kỹ thuật trồng dưa lưới trong vụ ít nắng.

Một năm nếu trồng dưa lưới trong hệ thống nhà kính có thể trồng từ 3-4 vụ, đem lại lợi nhuận cao cho các nhà vườn. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, vụ trồng đủ nắng chủ yếu vào vụ từ tháng 2 đến tháng 7, còn vụ từ tháng 8 đến tháng 12 trong năm thường ít nắng. Nhưng vụ này lại mang giá trị cao nhất do dưa được cung ứng vào dịp lễ tết.

Kỹ thuật trồng dưa lưới trong vụ ít nắng? Cách kích thích cho cây dưa lên giàn đồng đều? Kỹ thuật chăm sóc giúp dưa neo quả? Bón phân giúp quả dưa lưới to, ngọt?

Kỹ thuật trồng dưa lưới vụ ít nắng

1. Thời vụ trồng dưa lưới thu hoạch vào tết

– Các giống dưa lưới được trồng phổ biến có thời gian sinh trưởng từ 60-80 ngày. Khi trồng vào vụ đông để thu hoạch vào dịp tết thì thời gian sinh trưởng của cây có thể kéo khoảng 70-85 ngày.

– Để trồng dưa lưới thu hoạch vào Tết âm lịch nên trồng vào đầu tháng 11 dương lịch. Kết thúc trước ngày 15/11 dương lịch.

2. Chọn giống dưa lưới theo điều kiện ít nắng

– Hiện nay có rất nhiều giống dưa lưới có nguồn gốc khác nhau. Tùy vào mục đích của nhà vườn và thị hiếu của khách hàng để lựa chọn giống dưa lưới thích hợp.

– Dưa lưới trồng trong nhà kính nên ít bị tác động bởi điều kiện khí hậu tự nhiên. Nhưng chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi yếu tố ánh sáng tác động trực tiếp đến cả quá trình sinh trưởng phát triển, tạo năng suất chất lượng của dưa lưới.

– Đối với điều kiện ít nắng của mùa đông, trồng thu hoạch vào dịp tết thì nên chọn một số giống dưa lưới có khả năng thích ứng rộng sẽ cho năng suất, chất lượng tốt hơn. Hạt giống trồng là hạt giống F1 có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh nhất.

– Một số giống dưa lưới thích hợp ở vụ giáp tết: Dưa lê kim Hoàng Ngọc, T-One, Mật KF, …

3. Kỹ trồng dưa lưới trong nhà kính

– Giá thể trồng dưa lưới: Cần đảm bảo các chỉ tiêu như nhẹ, thoát nước, giữ ẩm. Hiện nay các nhà vườn có các công thức phối trộn giá thể khác nhau nhưng nguyên liệu chủ yếu gồm vụn xơ dừa, phân chuồng hoai mục, tro trấu. Tỷ lệ phối trộn phổ biến nhất của các nhà vườn hiện nay: 20% phân hữu cơ, 70% vụn xơ dừa và 10% tro trấu. Hỗn hợp được xử lý loại bỏ tạp chất và nấm đối kháng Trichoderma nhằm phòng trừ nấm bệnh cho cây.

– Mật độ trồng tốt nhất từ 2000- 2500 cây/1000 m2, khoảng cách thích hợp cây cách cây là 40-50 cm.

– Vật liệu trồng dưa lưới: Chuẩn bị giá thể vào túi bầu nilong với kích thước 20×40 cm.

– Ươm hạt tạo cây con giống: Hạt giống được ngâm ủ và gieo vào khay ươm từ 8-10 ngày. Cây con đạt tiêu chuẩn chiều cao từ 5-7 cm, đường kính thân 2 mm trở lên, từ 1 lá thật. Cây giống phát triển khỏe mạnh, không dị hình, không gãy, dập nát, ngọt phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh hại.

– Trồng dưa lưới vào sáng sớm hoặc chiều mát lá tốt nhất. Cho giá thể đã chuẩn bị vào túi bầu trồng sao cho cách mặt túi bầu 5-7 cm. Trồng cây con vào chính giữa bầu đất. Sau khi trồng thì lắp hệ thống tưới nhỏ giọt tưới theo quy trình chăm sóc.

Trồng dưa lưới trong nhà kính bán vào dịp tết.

4. Chăm sóc dưa lưới trong điều kiện ít nắng

– Quy trình bón phân cho cây dưa lưới theo từng giai đoạn phát triển của cây:

+ Giai đoạn cây con (từ trồng đến khi cây có 7-8 lá, giai đoạn chưa để trái): 0,5-0,7 kg ure + 0,5-0,7 kg super lân + 0,2-0,3 kg kali sulphate + axit amin pha với 1000 lít nước dùng để tưới. Lượng nước tưới tính cho 1 cây là 0,5 kít/ngày.  

+ Giai đoạn cây ra hoa thụ phấn (tính từ khi cây có 8-9 lá bắt đầu để hoa cái đến khi hình thành quả non): 0,3-0,5 kg ure + 1-1,2 kg super lân + 0,2-0,3 kg kali sulphate + axit amin. Lượng nước tưới 1-1,2 lít/ngày/cây.

+ Giai đoạn nuôi trái (khi cây định quả non đến trước thu hoạch 10 ngày): 0,3-0,5 kg ure + 1,2-1,5 kg super lân + 0,4-0,5 kg kali sulphate + axit amin/1000 lít nước. Lượng nước tươi 1,5-2 lít/ngày/cây.

+ Lượng phân bón được hòa tan vào nước theo định lượng sẵn tưới hằng ngày cho cây.

+ Trong mỗi giai đoạn phát triển của cây nên phun kết hợp với một số dòng phân bón lá cao cấp có chứa hàm lượng lân cao, các chất điều tiết sinh trưởng, các axit amin, … bổ sung cho cây giúp cây sinh trưởng đồng đều, lên giàn tốt, tăng khả năng thụ phấn, kích thích quả phát triển đồng đều, trong điều kiện ít nắng. Nồng độ, cách dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

– Lưu ý lượng nước tưới trong điều kiện ít nắng: Lượng nước tưới cho cây dưa thường ít hơn. Thông thường 1 ngày từ 1-2 lit nước. Cần thường xuyên kiểm tra độ ẩm từ 60-75% là đạt.

– Tỉa nhánh: Để cây phát triển đồng đều, lên giàn tốt tiến hành tỉa tất cả các nhánh phụ trên thân chính. Hoa cái được để bắt đầu từ nách lá thứ 8 trở đi.

– Thụ phấn bổ sung cho cây: Nên tiến hành vào ngày nắng ráo, thời gian thụ phấn tốt nhất từ 8-10 giờ sáng. Lấy hoa đực nở rộ chẫm xoay tròn vào nhụy của hoa cái nở, Lưu ý xoay nhẹ nhàng, đều các phía để khi trái hình thành phát triển đều.

– Sau khi thu phấn 10-15 ngày hoa hình thành quả non. Khi quả non có kích thước đường kính 3-5 cm thì tiến hành chọn quả, tỉa quả, định quả cho cây. Một cây chỉ để 1 quả, chọn quả tròn đều, mẫu mã đẹp, không bị méo móp, theo đúng tiêu chuẩn của người trồng.

– Trước khi thu hoạch từ 20-25 ngày để tăng độ ngọt cho quả cần bón bổ sung thêm phân kali sunphat. Có thể tưới hoặc phun 1-2 lần trước thu hoạch. Ngừng bón trước thu hoạch 10 ngày.

Quy trình trồng dưa lưới cải tiến.

5. Sau trồng bao lâu thì thu hoạch dưa lưới trong nhà kính

– Dưa lưới trồng nhà kính khoảng 70-80 ngày có thể thu hoạch. Để chất lượng dưa đạt cao nhất. Nên thu hoạch vào ngày nắng ráo. Tốt nhất thu hoạch vào buổi chiều mát.

– Trước khi thu hoạch 2-3 ngày tiến hành cắt nước tưới để dinh dưỡng của cây tập trung vào quả chuyển hóa thành đường, làm tăng độ ngọt cho quả.