Kỹ thuật trồng chôm chôm thái cho năng suất cao Update 05/2024

1. Một số đặc điểm cây chôm chôm thái

– Chôm chôm thái có vỏ màu đỏ, thịt dày, vị ngọt đậm, phần thịt sẽ giòn giòn, mọng nước. Khi ăn dễ tách phần thịt với phần hạt nên được người nhiều tiêu dùng ưa chuộng.

– Cây chôm chôm thái là cây khỏe mạnh, cho năng suất cao nên nhiều nhà vườn dần thay thế giống chôm chôm thường.

– Trong quả chôm chôm có chứa nhiều chất dinh dưỡng: vitamin B6, vitamin C và các chất kháng khuẩn… rất tốt cho sức khỏe con người.

2. Tiêu chuẩn chọn giống chôm chôm thái

– Chôm chôm thái có thể trồng từ hạt, cây chiết hay cây ghép, tuy nhiên phải chọn giống có nguồn gốc địa chỉ rõ ràng.

– Hiện nay hầu hết chôm chôm thái được trồng từ cây ghép vì phương pháp này sẽ cho cây con mang đặc điểm di truyền nguồn gen của mẹ cho quả to, năng suất cao.

– Tiêu chuẩn của cây giống: Cây có chiều cao từ 60-70cm, cây khỏe mạnh, bộ rễ, thân, lá xanh tốt, không bị sâu bệnh.

3. Thời vụ trồng chôm chôm thái

– Chôm chôm thái có thể trồng quanh năm nhưng để cây sinh trưởng tốt thì phải trồng vào đúng vụ. Thời vụ thích hợp trồng vào tháng 4 đến tháng 6 âm lịch.

4. Kỹ thuật chọn và làm đất trồng chôm chôm thái

– Chôm chôm thái không quá kén đất. Cây có thể trồng trên nhiều loại đất như đất phù sa, đất đỏ, đất thịt. Tuy nhiên chôm chôm thái chịu mặn kém nên cần đất có thành phần cơ giới nhẹ.

– Chuẩn bị hố trồng:

+ Kích thước hố trồng: 50x50x50cm.

+ Lượng bón lót cho 1 hốc: 10-15kg phân chuồng đã ủ hoai mục+200-300g Super Lân+0.5kg vôi bột.

– Toàn bộ phân bón được trộn đều với lớp đất mặt, bón xuống hố sau đó phủ lớp đất mặt lên cao khoảng 10-20cm.

5. Kỹ thuật trồng chôm chôm thái

– Dùng dao nhọn rạch bầu nilong tránh làm vỡ bầu, đào 1 hố  nhỏ chính giữa hố trồng, đặt cây vào hố, giữ cho cây thẳng và lấp đất lại, không được lấp quá sâu. Sau khi trồng xong cần tưới nước cho cây để tránh cây bị mất nước.

– Sau khi trồng hỗ trợ tưới thêm sản phẩm Combo 01- Kích thích rễ giúp cây nhanh bén rễ, tăng tỷ lệ sống của cây.

6. Kỹ thuật bón phân cho cây chôm chôm thái

– Năm thứ 1: Bón phân NPK 15-15-15, lượng bón 50-100g/gốc, thời gian 1-1,5 tháng bón 1 lần.

– Năm thứ 2: Lượng phân bón cho 1 gốc: 100g N+50g K2O (200g ure+80g KCl) chia làm 2 lần bón đầu mùa mưa và cuối mùa mưa.

– Năm thứ 3: Khi cây cho quả, bón 1,5kg NPK theo tỷ lệ 2:1:2, chia làm 2 lần bón trước giai đoạn cây ra hoa và sau khi thu hoạch quả.

– Năm thứ 4: Bón 2-2,5kg NPK theo tỷ lệ 2:1:2, chia làm 4 lần bón:

+ Lần 1: Bón cho cây sau khi thu hoạch tiến hành tỉa cành, tạo tán, bón toàn bộ lân, 1/3 N VÀ 1/3 K2O.

+ Lần 2: Bón cho cây trước giai đoạn ra hoa: bón 1/3 N.

+ Lần 3: Bón trong giai đoạn quả non, khi đường kính quả 1-2cm. Lượng bón 1/3 N+1/3 K2O.

+ Lần 4: Trước khi thu hoạch 1 tháng, bón 1/3 kali.

– Những năm sau lượng phân bón tăng dần theo số tuổi của cây

– Cách bón: Đào rãnh sâu 5-10cm xung quanh hình chiếu tán lá của cây sau đấy bón phân xuống lấp đất lại và tưới nước.

– Ngoài việc cung cấp các loại NPK cần hỗ trợ thêm cho cây các dòng phân bón hữu cơ, dịch rong biển, Axit Fulvic…giúp hỗ trợ cải tạo dất, tạo tính bền cho cây. Bổ sung thêm Combo 02 – Siêu kích chồi giúp tăng kích thước của hoa và quả, tăng năng suất, chất lượng thương phẩm.
 

Xem thêm >> Kỹ thuật chăm sóc cây chôm chôm: Bón phân cho cây chôm chôm

7. Kỹ thuật chăm sóc cây chôm chôm thái

– Lượng nước cần bổ sung cho cây sau khi trồng: Chôm chôm thái là cây ưa nước cần bổ sung nước thường xuyên cho cây để cây phát triển tốt, ngày tưới 1 lần vào buổi sáng

– Phòng trừ cỏ dại: Trồng xen các cây họ đậu trong vườn giúp hạn chế cỏ dại trong vườn, tăng cường khả năng giữ ẩm cho đất, tăng khả năng cố định chất dinh dưỡng cho đất.

– Kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán cho cây chôm chôm thái:

+ Sau khi trồng cần phủ gốc và tưới ẩm thường xuyên cho cây. Vùng có gió bão nên cắm cọc và buộc chặt cây để cây không bị lay gốc khi còn nhỏ.

+ Tiến hành cắt tỉa các cành vượt mọc từ gốc ghép, cắt tỉa các chồi mọc yếu, các cành không cần thiết như cành tăm, cành bị sâu bệnh… nên tỉa vào những ngày nắng nóng để tránh khả năng lây lan bệnh cho cây.

Xem thêm >> Kỹ thuật chăm sóc cây chôm chôm: Tỉa cành, tạo tán cho cây chôm chôm

8. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên chôm chôm thái

– Thường xuyên kiểm tra vườn để có biện pháp phòng và điều trị sâu bệnh kịp thời cho cây. Các bệnh thường gặp trên cây chôm chôm thái: bệnh đốm mốc, bệnh khô cháy hoa, bệnh phấn trắng, sâu đục trái, rệp sáp….

9. Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản chôm chôm thái

– Sau khi ra hoa từ 100-120 ngày cây bắt đầu cho thu hoạch. Tiêu chuẩn thu hoạch quả: quả có màu đỏ đậm, râu quả màu đỏ. Nên thu hoạch quả khi vừa chín tới để dễ dàng trong việc bảo quản quả.

Trên đây là kỹ thuật trồng chôm chôm thái cho năng suất cao! Chúc bà con có mùa vụ bội thu!