Ốc bươu vàng Update 04/2024

Ad by CNCT
Tên khoa học:
Pomacea canaliculata Lamarck

Họ: Ampullariidae

Lớp Chân bụng: Gastropoda

Ngành Thân mềm: Mollusca

Đặc điểm sinh học và phát sinh gây hại của ốc bưu vàng

Ốc bươu vàng và trứng ốc bươu vàng

Ốc bươu vàng là loài sinh vật ngoại lai xâm hại, là đối tượng ăn thực vật, thức ăn ưa thích là xà lách, mạ non, rau muống… đặc biệt là mạ dưới 3 tuần tuổi có thể bị ốc cắn ngang thân gây thiệt hại trên đồng ruộng, khi ốc bươu vàng phát triển ở mật độ cao có thể làm ruộng mất trắng. Các nghiên cứu cho thấy, 1 con ốc bươu vàng (2 – 3 cm)/m2 gây hại trong giai đoạn lúa 3 – 20 ngày sau sạ sẽ làm giảm 15 – 20% năng suất lúa, nếu mật độ 6-10 con ốc /m2 thì ruộng lúa sạ sẽ mất trắng sau 1 ngày đêm.

Ốc có thể sống dưới nước hay trên cạn nhờ có khe mang và cơ quan giống phổi. Chúng có thể sống nhiều tháng trong điều kiện khô hạn và cũng có thể tồn tại trong môi trường ô nhiễm, thiếu oxy nhờ có ống thở. Ốc có tốc độ sinh sản rất nhanh, chúng đẻ trứng thành từng ổ, mỗi ổ khoảng 200 – 300 trứng, mỗi chu kỳ đẻ của chúng khoảng 10 – 12 ổ, sau 7 – 15 ngày, trứng sẽ nở thành ốc non. Vòng đời ốc trung bình là 60 ngày và ốc có thể sống đến 4 – 6 năm.

Các biện pháp phòng trừ ốc bươu vàng

Ốc bươu vàng là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm, khó phòng trừ. Để hạn chế tác hại của chúng cần tiến hành một số biện pháp phòng trừ tổng hợp như:

* Biện pháp thủ công, canh tác

+ Làm đất kỹ bằng phẳng, tránh để những khu vực trũng nước trên ruộng.

+ Bắt ốc và ổ trứng bằng tay vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nên bắt ốc sớm và liên tục từ lúc sạ đến 2, 3 tuần sau.

+ Có thể sử dụng thức ăn như lá khoai, rau muống… dẫn dụ ốc tập trung đến ăn để dễ thu gom.

+ Đánh rảnh thoát nước (25 x 5 cm) cách nhau 10 – 15m trên ruộng để ốc đến sống tập trung trong rảnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom bằng tay.

+ Đặt lưới, phên tre chặn mương nước vào ruộng, ngăn ốc xâm nhập và bắt ốc dễ dàng. Nên đặt lưới sớm ngay từ đầu vụ đến khi thu hoạch.

+ Sử dụng giống tốt có tỷ lệ nẩy mầm cao.

+ Cắm các cọc tre, sậy ở những chỗ ngập nước, mương kênh tưới để thu hút ốc đến đẻ trứng và thu gom dễ dàng.  

+ Thả vịt vào ruộng lúa ăn ốc non và trứng ốc, thu lượm ốc bươu vàng trưởng thành để làm thức ăn cho cá, vịt.

+ Ở nhiều nơi bà con dùng cây xương rồng, cành lá đu đủ, lá thầu dầu, lá mướp, xơ mít, thân lá khoai mì… chặt thả xuống nước, nhựa cây dẫn dụ ốc làm ốc say, nổi lên mực nước giúp thu nhặt ốc dễ dàng hơn.

+ Dùng vôi tuy tốn công nhưng rất hiệu quả trừ ốc bươu vàng ngoài ra còn giúp cải tạo đất, liều dùng 500 kg/ha. Có thể xử lý vôi kết hợp với bón lót lân vào giai đoạn chuẩn bị ruộng…. 

+ Cho nước vào ruộng sớm (trước khi sạ) để nhử ốc trồi lên, sau đó tiến hành cày diệt ốc.

+ Điều tiết chế độ nước bằng cách rút nước định kỳ, giữ mực nước thấp 2 – 3 cm nhằm hạn chế ốc di chuyển, phá hại. Ở nhiều nơi nông dân có kinh nghiệm không đưa nước vào ruộng sớm, chỉ giữ ruộng đủ ẩm, để hạn chế ốc bươu vàng di chuyển và gây hại. Giai đoạn chuẩn bị làm đất nếu cày bừa kỹ, cày sâu thì có thể diệt được ốc bươu vàng nằm vùi dưới ruộng. Ở nhiều nơi sau khi thu hoạch, bà con cày lật ngay để hạn chế ốc bươu vàng lứa sau.

* Biện pháp hóa học:

Một số loại thuốc được ưa chuộng hiện nay là thuốc DIOTO 250EC (Diệt ốc tốt) là thuốc đặc trị OBV có hoạt chất là Niclosamide, hàm lượng a.i: 250g/L, dạng nhũ dầu, thơm mùi cồn, thuộc nhóm độc III (WHO).

Khi phun trên ruộng thuốc tan và loang nhanh trong nước, thuốc xâm nhập vào ốc qua đường “miệng”, ngăn cản chức năng hô hấp và tiêu hoá khiến ốc không hấp thu được oxy và dưỡng chất mà chết. Thuốc diệt tốt cả ốc lớn, ốc nhỏ và cả trứng nhờ đó tiết kiệm chi phí phòng trừ (thuốc + công lao động).

DIOTO 250EC phân hủy nhanh trong môi trường, dễ phân huỷ bởi ánh sáng, do đó về lâu dài không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lúa và hệ sinh thái trong nước. Có thể phun thuốc trên ruộng có thả vịt ăn ốc.

Theo các báo cáo trong và ngoài nước, đến nay chưa ghi nhận tính kháng của ốc với hoạt chất Niclosamide.

Theo kinh nghiệm của nông dân, chỉ cần phun 1 lần, đúng theo hướng dẫn, diệt ốc cả vụ. Ngoài ra thuốc an toàn cho nông dân sử dụng nên được nhiều nước cho phép sử dụng trên ruộng lúa.

* Liều dùng: Liều khuyến cáo sử dụng kinh tế và hiệu quả là 1 lít/ha, pha 50 ml cho bình 8 lít hay 100 ml cho bình 16 lít, phun 2 bình 8 lít hay 1 bình 16 lít cho 1.000 m2.

* Thời điểm phun: Tùy điều kiện ruộng có thể phun vào các giai đoạn sau:

(1) Phun nhử: Trước sạ vài ngày, dẫn nước vào ruộng, nhử ốc trồi lên rồi phun thuốc, sau đó làm đất tiến hành sạ bình thường.

(2) Phun ngay khi lấy nước vào ruộng chuẩn bị rước phân đợt 1 (khoảng 7 – 8 ngày sau sạ).

(3) Tuy nhiên nhiều khi mới sạ, mưa lớn, ruộng nổi nước, ốc trồi lên cắn phá, phải phun ngay khi thấy ốc xuất hiện nhiều trên ruộng.

* Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng:

+ Trước khi phun phải đảm bảo có ốc trên ruộng.

+ Khi phun mực nước khoảng 3 – 5 cm là vừa. Sau phun tiếp tục giữ nước 1 -2 ngày để diệt hết ốc còn sót lại. + Để đảm bảo hiệu quả trừ ốc cao: Không phun khi ruộng không có bờ bao, sạ ngầm hay mực nước trên ruộng quá sâu (trên 5 cm).

+ Nên phun thuốc lúc chiều mát hay sáng sớm. Tuy nhiên theo kinh nghiệm phun chiều mát tốt hơn, vì ốc thường nổi lên và cắn phá mầm lúa vào lúc chiều và tối.

+ Để tăng hiệu quả phòng trừ, nên pha DIOTO 250EC với rỉ đường để tăng tính dẫn dụ. + Ruộng nuôi tôm, cá, 7 ngày sau phun có thể thả tôm, cá vào….