Méo trái: Nguyên nhân và cách hạn chế. Cân đối dinh dưỡng hạn chế méo trái, lép trái Update 04/2024

Méo trái, vấn đề gây đáng lo ngại đối với các nhà vườn. Méo trái ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế như các loại quả: quả mít, quả na, quả sầu riêng, quả bưởi… Vậy nguyên nhân gây nên hiện tượng méo trái là gì? Biện pháp khắc phục như thế nào? Liệu dinh dưỡng có liên quan đến vấn đề này? Biện pháp khắc phục hiện tượng này như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cùng chia sẻ đến bạn đọc các nguyên nhân gây đến hiện tượng này và cách khắc phục.

Thứ nhất: Méo trái do thụ phấn không đồng đều

Nguyên nhân từ bắt đầu hoa đến sinh trái: đó là do thụ phấn không đều, côn trùng chính hút, nấm bệnh, mất cân bằng dinh dưỡng.

Tất cả các cây trồng đều phải thông qua cơ chế thụ phấn. Các loại cây dễ bị méo trái nhất đó là các loại cây có giả quả. Thế giả quả là gì? Cụ thể đó là đối với các loại cây ăn trái nào có phẩn thịt bao bên ngoài và có 1 lớp vỏ đó là 1 trái cây hoàn thiện: Xoài, nhãn, chôm chôm,… nhưng đối với các loại quả như: mít, na, sầu riêng là tập hợp của nhiều múi (nhiều quả) để tạo thành quả lớn thì lớp vỏ ngoài cũng sẽ gọi là giả quả.
Nếu hạt nào không được thụ phấn thì sẽ không hình thành ở quả ở khu vực đó dẫn đến hiện tượng méo, lép ở khu vực đó.

Xem thêm > Biện pháp hãm chiều cao cây và kích thước quất to đạt giá trị vào dịp tết. 

Thứ hai: Méo trái do côn trùng chích hút, nấm bệnh

Bất cứ chấn thương nào từ công trùng, nấm bệnh cũng ảnh hưởng đến việc méo trái bởi vì tế bào ở vị trí đó không phát triển được.

Các loại côn trùng chích hút thường gây hại: ruồi đục trái, rệp sáp, rầy mềm, bọ trĩ, bọ xít ruồi…

Nấm bệnh: thán thư (mức độ nhẹ)

Xem thêm > Bệnh thán thư

Thứ ba: Méo trái do mất cân bằng dinh dưỡng:

Nguyên nhân do mất cân bằng dinh dưỡng là nguyên nhân phổ biến, ảnh hưởng nhiều đến hiện tượng méo trái trên cây. 

Phải tổng hợp kiến thức, để ý và lưu ý cho nhiều vụ trồng liên tục thì mới có thể sắp xếp được cho cây trồng của mình đạt được giá trị kinh tế cao nhất.

Trong vấn đề mất cân bằng dinh dưỡng có rất nhiều vấn đề nhỏ, vậy ta cùng đi từng vấn đề như sau:

Vấn đề đầu tiên: Xử lý quá nhiều chất ức chế sinh trưởng:

Việc sử dụng Etylen, Paclobutrazole… nếu đi nồng độ quá cao sẽ ngừng hấp thu dinh dưỡng trong 1 khoảng thời gian, đặc biết nếu trong giai đoạn nuôi trái thì chắc chắc ảnh hưởng đến trái, các tế báo phát triển không đồng đều.

Sử dụng các loại chất kích thích quá liều: Gibberellin, NAA, dù là các hóa chất hỗ trợ trong giai đoạn trái non cây phát triển khá tốt, thâm chí không thể thiếu trong quá trình quản lý rụng trái non. Tuy nhiên nếu lạm dụng quá mức, ép tế báo thay đổi trong thời gian quá ngắn: có tế báo dãn nở tốt, tế bào dãn nở quá mức, tế bào bị chèn ép dẫn đến phát triển không đồng đều. Hoặc việc cung cấp các chất kích thích không đồng đều

Bỏi vậy phải cung cấp một cách hợp lý theo khuyến cáo của từng giai đoạn, từng đối tượng cây trồng.

Xem thêm > Làm thế nào để giảm hiện tượng rụng trái non trên cây trồng

Vấn đề thứ hai: Thiếu trung vi lượng: Mg, Mn, Zn, Bo.

Là những yếu tố có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp. Bởi lẽ cây ăn trái khi hình hình trái thì quá trình quang hợp đóng vai trò rất quan trọng, thông qua quá trình quang hợp nó có thể , tổng hợp bột để phát triển trái. Nhưng nếu cây quang hợp kém thì lượng bột tổng hợp kém, không đủ năng lượng dự trữ, không đủ năng lượng để phát triển trái thì cây ăn trái sẽ chậm lớn.

Vấn đề thứ ba: Thừa Canxi, Kali

Nếu đưa nhiều Kali nhiều sẽ làm giảm khả năng hấp thụ đạm.

Tương tự canxi cũng vậy, canxi liên quan đến các thành, vách bên ngoài của tế bào nhưng nếu nồng độ quá cao thì sẽ gây ra sự đối lập và ức chế với 1 số dinh dưỡng khác. Những kết cấu bên trong đi ngang thành vách của tế bào đó sẽ làm cản trở quá trình

Méo trái mít, tình trạng khá phổ biến, nỗi lo ngại của nhà nông

Méo trái mít -tình trạng khá phổ biến, nỗi lo ngại của nhà nông

Vấn đề thứ tư: Thiếu chất hoạt hóa sinh học: Axit Humic, Acid Fulvic

Có thể bổ sung quá đường đất, rễ. Các loại này giúp cho quá trình hấp thụ dinh dưỡng được tốt hơn. Bởi tác dụng của axit Humic và Fulvic là đi vào đất và liên kết các hạt nhỏ trong đất tạo nên sự thông thoáng để bộ rễ phát triển mạnh và đồng thời là nơi giữ chất dinh dưỡng và nhả ra đất 1 cách từ từ. Bởi vậy nên cung cấp cho cây 1 cách đầy đủ để có một bộ rễ phát triển mạnh tăng tối đa khả năng hấp thụ dinh dưỡng.

Vấn đề thứ năm: Thiếu Amino Acid

Amino Acid là tiền chất để hình thành nên các tế bào khỏe mạnh nghĩa là cung cấp trực trực tiếp các Axit Amin để tổng hợp các Protein. Sự ảnh hưởng của nó đến trái cây cũng không ngoại lệ.

Nó ảnh hưởng từ giai đoạn hình thành trái đến giai đoạn thu hoạch. Bởi vì nó sẽ đối cháy, xúc tác tiến trình để cây trồng phát triển tốt nhất. Đóng vai trò quan trọng trong điều kiện thời tiết bất lợi: nắng nóng kéo dài, mưa, stress.

Vấn đề thứ sáu: Tranh chấp dinh dưỡng ở các hệ cành

 Sự phân chia của vùng rễ đưa lên qua các hệ cành, cành chính, cành cấp 1, cành cấp 2… cũng bị phụ thuộc. Nến nếu trên cây ăn trái mang quá nhiều trái/cành cũng sẽ làm mất dinh dưỡng, gây nên sự cạnh tranh mà mất cân bằng dinh dưỡng

Ngoài vấn đề về mất cân bằng dinh dưỡng còn có 1 số vấn đề cục bộ xuất hiện như:

Hư rễ: Nấm bệnh, rệp sáp, tuyến trùng, kiến

Cành bị nấm bệnh, rong tảo, ít lá, che tán

Vậy biện pháp để hạn chế nguyên nhân do mất cân bằng dinh dưỡng gây đến hiện tượng méo trái ở đây là gì? 

– Không nên lạm dụng chất ức chế, chất chặn đọt, kích thích quá liều: nên sử dụng theo khuyến cáo kỹ thuật của từng giai đoạn.

– Thụ phấn bổ sung: Tùy theo diện thích canh tác và công lao động có thể trực tiếp thụ phấn bổ sung hoặc nhờ côn trùng, thiên địch hỗ trợ thụ phấn.

– Nắm rõ quy trình cung cấp dinh dưỡng cho bộ lá và từng giai đoạn phát triển của trái của từng loại cây. Điểm qua 1 vài đặc điểm:

+ Qua lá: trung vi lượng

+ Qua trái: Amino, GA3

+ Qua rễ: NPK đúng công thức theo giai đoạn phát triển của trái, kết hợp thêm Humic, Hữu cơ.

– Khi đã cung cấp được dinh dưỡng tốt, ngăn cản quá trình mất cân đối dinh dưỡng nhưng quản lý sâu bệnh không tốt đặc biệt đối với lá và rễ. Nếu quản lý sâu bệnh không tốt sẽ ảnh hưởng đến bộ lá làm không tổng hợp được dinh dưỡng đến trái cây.

– Nếu trường hợp cây chuẩn bị thu hoạch mà trái phát triển kém có thể dùng thêm kali bo để hỗ trợ thêm. Lúc này Kali bo sẽ hối thúc quá trình vận chuyển dinh dưỡng từ lá xuống quả giúp quả phát triển nhanh hơn, kích thước và trọng lượng trái tăng nhanh hơn. Tuy nhiên sau giai đoạn đó phải hồi phục, cung cấp lại đầy đủ dinh dưỡng để tránh gặp phải tình trạng kiệt cây.

– Tuyển trái: Trường hợp số lượng quả đậu nhiều, không đạt chất lượng có thể tuyển bỏ bới lượng trái/cây để tâp trung dinh dưỡng nuôi trái, đảm bảo chất lượng cho quả.

Mong rằng bài viết trên cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích, giúp vườn nhà mình giảm tối đa hiện tượng méo trái, tránh thấp nhất các ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế.