Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn đọc kỹ thuật trồng cây quất trong chậu đã thất truyền trong giới bonsai 10 năm nay, thậm chí cả những người trồng cây quất lâu năm cũng chưa chắc đã thành thạo. Nào chỉ 10 phút thôi, bắt đầu nhé
Cây quất hay cây tắc, cây hạnh, có tên khoa học: Citrus microcarpa (Hassk.) Bunge. Cây tắc là cây gỗ nhỏ, phân nhiều cành nhánh, lá đơn màu xanh thẫm. Hoa thường đơn độc, nở xòe 5 cánh màu trắng tươi, rất thơm. Quả dần từ màu xanh sang màu cam hoặc vàng cam khi chín; quả có nhiều hạt, nhiều múi, vị chua. Vỏ tắc có mùi tinh dầu thơm.
Cây tắc là biểu tượng của may mắn, sung túc trong năm mới. Quất là loài cây thường xanh, có thể làm cây trồng trang trí trong nhà, sân vườn. Cây quất trồng chậu làm cây cảnh, thậm chí làm bonsai.
Cách trồng cây quất:
Chọn chậu trồng quất
Trước tiên, bạn cần phải chọn được cho mình một loại chậu phù hợp với cây của mình. Chậu phải có độ rộng vừa phải, không quá rộng, quá hẹp. Bạn nên mua chậu lớn hơn khoảng 25% so với chùm rễ của cây định trồng. Chậu đất nung chính là loại chậu tối ưu nhất để sử dụng bởi chúng có khả năng thoát hơi nước cao hơn chậu nhựa giúp cây không bị úng nước.
Nên thay chậu khoảng 2 năm một lần, phù hợp với kích thước đang phát triển của cây.
Việc dùng hạt quất để trồng cũng được nhưng sẽ lâu có quả ăn. Do đó, hãy mua cây bán sẵn ở các chợ hoặc những nơi bán cây quất cảnh.
Trong quá trình sử dụng, nên thay chậu khoảng 2 năm một lần, phù hợp với kích thước đang phát triển của cây. Thông thường mỗi lần chúng ta thay chậu nên thì lựa chọn những chậu lớn hơn chậu cũ và nên tiến hành thay chậu vào mùa đông là tốt nhất.
Chọn đất trồng quất
Đất có chất lượng tốt cũng là một trong những yếu tố cần quan tâm hàng đầu khi trồng quất. Cây quất có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là đất thịt tơi xốp và nhiều mùn và có thể bón lót thêm phân SA. Đất không quá chua, không quá mặn.
Cách chăm sóc cây quất:
Tưới nước: Đều đặn.
Bón phân : Trồng tắc kiểng chú ý bón phân cho cân đối. Tắc cần bón lót, bón thúc cho hợp lý thì mới phát triển tốt và cho bông trái nhiều.
+ Bón lót : Trung bình một gốc cần 20-25 kg phân chuồng hoai, ráo mục.
+ Bón thúc : Dùng phân N-P-K ( 16-16-8) mỗi gốc trung bình từ 0,3-0,5 kg một năm, chia làm 2 lần bón cách nhau 40 ngày. Khi cây chuẩn bị ra hoa, cần bón thêm phân KCl ( 100 g / gốc ) để tăng cường đậu trái và trái ít bị rụng. Ngòai ra, để cây phát triển mạnh, cành lá xanh mướt, cần phun thêm phân bón lá, cứ 15 ngày phun một lần.
Việc chăm sóc cây quất không thể bỏ qua việc bón phân cho cây khoảng 1 tháng một lần vào mùa phát triển. Cây quất nếu được bón phân đều đặn, vừa đủ định lượng sẽ cho quả to mọng, đẹp hơn so với cây quất không được chăm bón.
Ngoài quá trình bón phân lót ban đầu thì khi quất bắt đầu ra hoa bà con nên bón thêm phân kali bột đỏ cho quất nhanh đậu quả.
Tưới nước cho cây quất khi mới trồng cần chú ý tới lượng nước để tránh tình trạng ngập úng thối ủng cây. Nếu đất trồng quá khô, muối có thể xuất hiện và gây hại cho rễ cây. Do vậy, cần phải giữ cho đất trồng luôn đảm bảo được độ ẩm hợp lý nhất.
Cuối cùng, cây quất vừa dùng dể lấy quả ăn lại vừa dùng làm đẹp cho căn nhà. Do vậy, bạn nên chăm sóc tỉa cành lá thường xuyên, tạo form cho cây theo cá tính riêng của mình.
Cây tắc có thể gieo trồng từ hạt hoặc chiết cành. Tắc trồng bằng hạt vì cây dễ bị biến dị, cây chậm ra trái, do vậy nên áp dụng phương pháp trồng chiết cành. Cành chiết cần chọn cành khoẻ, không mọc xiên.
Tắc được trồng quanh năm nhưng muốn trồng mới, cụ thể là chiết cành thì tốt nhất nên thực hiện vào đầu mùa mưa.
Đất trồng: Thường đất vườn, đất pha cát, sét, bảo đảm được độ thông thoáng và độ ẩm. Độ pH thích hợp là từ 5-6.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây quất dễ bị bệnh trong trường hợp thiếu phân, thiếu nước, thiếu ánh sáng và pH không phù hợp.
Chú ý : thường xuyên thăm vườn cây để phát hiện và loại bỏ cây bị vàng lá, kể cả cây thuộc họ cam quýt để tránh lây lan bệnh này. Nấu tắc đã bị bệnh vàng lá ( greening ) thì không thể dùng làm tắc kiểng được vì việc xử lý ra hoa trái khó thực hiện được.
Nếu trồng kiểng thì cần phải phun ngừa theo định kì cứ 7-15 ngày phun thuốc trừ bệnh Aliette, Benlate C, Sulfat đồng để ngừa các bệnh về nấm. Đối với các loại sâu, côn trùng phá hoại bệnh như sâu vẽ bùa hại lá non, sâu xanh bướm phượng, rầy mềm, rệp sáp, rệp nhảy, rệp vảy ốc, sâu đục thân…..Cần sử dụng các loại thuốc Sevin, Padan, Trebon, Applaud, Bi58…để phòng trị. Tuỳ theo mức độ phá hoại của côn trùng có thể phun thuốc thoe định kì từ 7-10 ngày / lần theo liều lượng ghi trên bao bì.
Trên đây là toàn bộ kỹ thuật trồng cây quất trong chậu cả thợ cũng ít biết