Kỹ thuật chăm sóc cây vú sữa sau thu hoạch Update 04/2024

Cây vú sữa một năm chỉ cho 1 vụ thu hoạch. Nhưng hiện nay trở thành một trong những cây ăn quả đặc sản và mang lại giá trị kinh tế cao. Với mức đầu tư thấp nhưng lợi nhuận thu được trên 100 triệu/ ha trồng vú sữa. Nếu đầu tư thì lợi nhuận thu được lên đến 200-300 triệu/ ha. Để thu được lợi nhuận cao việc áp dụng đồng loạt các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng của trái vú sữa là rất cần thiết.

Chăm sóc vú sữa bắt đầu vụ mới đạt năng suất vượt trội.

1. Thời điểm bắt đầu vụ mới của cây vú sữa

– Vú sữa là cây ăn trái thời gian mang trái kéo dài đến 9 tháng trong năm. Do vậy để rãi vụ thời điểm thu hoạch  thì cần điều chỉnh thời điểm kết thúc thu hoạch vụ trước chuyển sang vụ mới.

– Thời điểm kết thúc thu hoạch để bắt đầu vụ mới là vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 dương lịch hàng năm. Là thời điểm khi trên cây còn khoảng 10 % số quá đã thu hoạch. Số quả con lại có thể tùy vào thực tế mỗi nhà vườn. Có thể tiếp tục thu hoạch và thực hiện các biện pháp bắt đầu vụ mới hoặc tỉa bỏ số quá còn lại, bắt đầu vụ mới luôn.

2. Cắt tỉa, tạo tán, thu dọn vườn bắt đầu vụ mới

– Tiến hành cắt tỉa, tạo tán cây: Cắt tỉa bỏ cành khô, cành sâu bệnh hại, cành vượt khỏi định mức tán của mỗi cây để tạo cho cây có bộ khung tán thông thoáng. Ánh sáng có thể chiếu trực tiếp vào trong thân của cây vú sữa là tốt nhất.

– Thu dọn các lá khô, cành khô, trong vườn vú sữa để giảm thiểu tối đa các mầm sâu bệnh hại có thể lan truyền sang vụ sau.

3. Kỹ thuật bón phân cho cây vũ sữa vụ mới

– Trong một vụ chăm sóc cây vú sữa tiến hành bón phân tập trung 4 đợt: Đợt 1: Sau thu hoạch, trước khi xử lý ra hoa. Đợt 2: Khi đường kính trái khoảng 1 cm. Đợt 3: Đường kích trái khoảng 3 cm. Đợt 4: Trước khi thu hoạch 2 tháng.

– Bón phân đợt 1: Tiến hành bón vôi với lượng 100-300 gram/ 1000 m2. Sau khi bón vôi từ 5-7 ngày tiến hành bón phân hữu cơ cho cây. Lượng bón tính cho 1 gốc trên 10 năm tuổi từ 30-40 kg (có thể thay thế bằng phân vi sinh: 10-15 kg/gốc).

– Bón phân đợt 2: 1-2 kg đạm kết hợp với 1-2 kg lân/gốc

– Đợt 3: Bón 1-2 kg NPK 20-20-25 kết hợp 1-2 kg kali/gốc

– Đợt 4: Bón 1-2 kg NPK 20-20-15 kết hợp 1-2 kg kali/gốc.

– Trong suốt quá trình chăm sóc cây có thể kết hợp phun phân bón lá bổ sung dinh dưỡng cho cây. Công thức phân bón lá tính cho 500 lít nước: Amino axit 1kg + Axit Fuvic 200 gram + Bột rong biển 500 gram + Canxi chelate 200 gram + kẽm chelate 20 gram + Antonik đậm đặc Compound Nitrophenolate 98% 2 gram. Dinh dưỡng phân bón lá phun định kỳ 10-14 ngày/ lần.

– Phương pháp bón: Đào rãnh sâu 10-15 cm theo hình chiếu tán cây. Cho phân bón gốc vào rãnh rồi lấp đấp, tránh sự thất thoát phân bón.

Kỹ thuật chăm sóc kích quả vú sữa to, mọng, ngọt.

4. Chế độ nước tưới cho cây vú sữa

– Sau khi bón phân đợt 1 tiến hành tưới nước giữ ẩm cho phân tan hoàn toàn. Thông thường từ 8-10 ngày thì tiến hành xiết nước 20 ngày tiếp để kích thích sự ra hoa đồng loạt của cây vú sữa.

– Khi các mắt lá nhú mầm hoa (sau khoảng 20 ngày xiết nước) thì bắt đầu tưới nhấp nước từ từ. Tránh tưới ồ ạt làm cây sốc. Ngày tưới 1 lần, lượng 20-30 lít nước/gốc, tưới 2-3 ngày rồi từ từ tăng lượng dần.

– Giai đoạn cây nuôi hoa, nở hoa, hình thành quả thì duy trì độ ẩm của đất đạt 65-70%.

– Sau mỗi đợt bón phân cần tưới thường xuyên 1 lần/ngày để cho phân bón tan. Giúp cây hút được dinh dưỡng tốt nhất, giảm thiểu sự thất thoát của phân bón.

5. Kỹ thuật tỉa định quả

– Những cây vú sữa không sung sức thường tập trung giai đoạn ra hoa đậu quả nên tỷ lệ quả đậu thường cao hơn các cây sung sức.

– Tỉa định quả là biện pháp giúp tăng kích thước trái, tập trung dinh dưỡng nuôi trái hữu hiệu, cho tỷ lệ trái loại 1 cao hơn.

– Tùy vào kích thước của cành mang trái để quyết định tỉa trái. Chỉ nên để 1-2 trái/ cành.

– Trường hợp cành mang nhiều trái mà không tỉa trái, khi cây gặp điều kiện không thuận lợi thì thường gây rụng trái, trái nhỏ, nứt trái, làm giả giá trị thương phẩm của trái vú sữa.

6. Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây vú sữa

– Cần tiến hành thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện các đối tường sâu bệnh hại. Đưa ra biện pháp xử lý hiệu quả nhất.

– Đối với các bệnh do nấm, khuẩn, virut, … tốt nhất tiến hành phun định kỳ cho cây, 1 tháng/lần phun.

– Các đối tượng sâu hại như sâu đục quả, rệp, … nên chọn các dòng thuốc lưu dẫn, có hiệu lực kéo dài để phòng chống và diệt các đối tượng. Giai đoạn nuôi trái 1 tháng/ 1 lần.

– Các lần phun thuốc sâu, bệnh hại có thể phối kết hợp với các lần phun phân bón lá định kỳ cho cây để tiết kiệm công phun.