Cây hoàn ngọc – Tác dụng và những bài thuốc hay Update 04/2024

Trong dân gian cây hoàn ngọc được sử dụng khá phổ biến. Mỗi gia đình thường trồng một cây ở góc vườn để phòng trừ bệnh nâng cao sức khỏe.

Xem thêm: Trồng cây sài đất làm cỏ trồng nền vừa làm thuốc chữa bệnh.

Công dụng tuyệt với từ cây hoàn ngọc.

1. Đặc điểm thực vật học của cây hoàn ngọc

– Cây hoàn ngọc có tên khoa học Pseuderanthemum palatiferum (Wall) Radlk, thuộc học Ô rô (Acanthaceae). Tên thường gọi là cây con khỉ, cây nhật nguyệt, cây xuân hoa.

– Là dạng cây bụi sống lâu năm, chiều cao cây từ 1 – 2 m. Thân cây màu xanh nhạt khi non, thân già có màu xám nâu. Lá cây mọc đối, hình mũi giác, chiều dài lá từ 10 – 15 cm, bề rộng lá 1 – 2 cm. Cuống lá dài từ 1 – 1,5 cm. Phần gốc lá thuôn, đầu nhọn, mép lá nguyên. Hoa mọc thành cụm ở đầu cành, lưỡng tính, màu trắng, có 5 đài tách rời.

– Cây hoàn ngọc được phân thành hai loại: Cây hoàn ngọc đỏ (lá non có màu hơi nâu hoặc nâu đỏ) và cây hoàn ngọc trắng (lá có màu xanh nhạt ở cả hai mặt). Trong Đông y cây hoàn ngọc trắng có công dụng tốt hơn cây hoàn ngọc đỏ vì trong thành phần dịch cây có chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe.

2. Những điều cần biết về tác dụng làm thuốc từ cây hoàn ngọc

– Bộ phận dùng làm thuốc tốt nhất là lá và rễ cây. Có thể dùng ở dạng tươi hoặc phơi héo trong mát để sử dụng.

– Thành phần hóa học: Trong cây có chứa nhiều hoạt chất như Sterol, flavonoid, saponin, đường khử, carotenoid và các acid hữu cơ.

– Tác dụng làm thuốc: Trong Đông y, cây hoàn ngọc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, hạn chế quá trình phát triển của tế bào ung thư. Được sử dụng trong điều trị các bệnh như cảm cúm, sốt cao, bệnh đường tiết niệu, đặc trị các bệnh ung thư. Theo y học hiện đại: Cây hoàn ngọc có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, ổn định huyết áp, đặc trị tiểu đường, hỗ trợ phòng chống các bệnh ung thư.

Những điều cần biết về cây hoàn ngọc.

3. Những bài thuốc hay từ cây hoàn ngọc

– Bài thuốc phòng bệnh: Dùng lá tươi  với lượng 10 – 15 gram sắc nước uống. Hoặc hong khô tán bột mịn pha với nước ấm, dùng hằng ngày với lượng 10 – 15 gram.

– Bệnh tiểu ra máu, tiểu rắt, viêm thận, viêm đường tiết niệu: Mỗi ngày dùng 15 – 25 lá tươi rửa sạch, giã lấy nước cốt chia nhiều phần dùng trong ngày. Dùng liên tục 7 ngày rồi nghỉ 3 ngày cho đến khi khỏi.

– Bệnh loét dạ dày tá tràng, viêm nhiễm đường tiêu hóa: Lấy 7 – 9 lá tươi, rửa sạch có thể dùng nhai trực tiếp hoặc giã lấy nước cốt chia thành 2 – 3 phần dùng trong ngày. Dùng liên tục 7 ngày nghỉ 3 ngày cho đến khi khỏi.

Những bài thuốc hay từ cây hoàn ngọc.

– Bệnh tả, lỵ, tiêu chảy: Lấy 5 – 15 lá rửa sạch nhai trực tiếp ngày 2 lần, dùng liên tục 7 ngày sẽ có hiệu quả điều trị bệnh.

– Bệnh lý về gan như xơ gan, viêm gan: Dùng 10 lá nhai trực tiếp, ngày 2 – 3 lần. Dùng liên tục trong 20 – 25 ngày . Hoặc dùng bột lá tán mịn kết hợp với bột tam thất tỷ lệ 1:1. Pha nước ấm dùng trước mỗi bữa ăn chính. Mỗi lần dùng 1 thìa cà phê bột hỗn hợp.

– Bệnh khối u xơ, bệnh tiền liệt tuyến: Lấy 100 g lá tươi xay với nước sạch lấy nước cốt chia uống trong ngày trước bữa ăn. Dùng liên tục 30 ngày sẽ cho tác dụng điều trị bệnh tốt. Các lần điều trị cách nhau 10 ngày.

Xem thêm: Bài thuốc hay từ một số loại rau gia vị thân thuộc.