Cách phòng trị bệnh đốm rong trên cây ăn trái Update 04/2024

Biển pháp quản lý bệnh đốm rong hại trên cây ăn trái

Vài năm trở lại đây nhiều vùng trồng cây ăn quả bị gây hại bởi bệnh đốm rong bám trên thân, gây hại đến bộ lá làm giảm năng suất, chất lượng nông sản. Bệnh đốm rong gây hại trên hầu hết tất cả các loại cây trồng. Nhưng không khó để trị tuy nhiên nếu có phương pháp quản lý ngay từ đầu thì sẽ giảm thiểu tối đa chi phí phòng trị bệnh hại.

Bệnh đốm rong hại cây ăn trái.

1. Bệnh đốm rong thường xuất hiện ở đâu?

– Bệnh đốm rong có thể phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm ở nước ta. Do vậy bệnh được phát hiện ở hầu hết các loại cây trồng khác nhau như sầu riêng, cây có múi, xoài, nhãn, vải, măng cụt, chôm chôm, bơ, khế, sake, …

– Những vườn cây có khả năng phát triển bệnh đốm rong gây hại nặng như vườn rậm rạp, thiếu nắng, ít cắt tỉa, mật độ trồng dày, ít chăm sóc, …

2. Tác nhân gây bệnh đốm rong

– Tác nhân chính gây bệnh là tảo lục (Cephaleuros virescens).

– Nhận diện gây bệnh: Ban đầu gây bệnh là đốm tròn có màu cam nhỏ, nổi u cục trên thân, trên lá. Khi gây hại trên lá thời điểm đầu là những đốm xanh xám có kích thước từ 3-5 mm, sau đó lan rộng tạo thành tảng. Đốm rong sẽ gây hại nhiều trên các cành thân, già, phía trong tán, nơi không có ánh sáng mặt trời. Khi gây gại nhiều có thể gây khô, nứt vỏ cây. Bệnh đốm rong ít gây hại trên trái. Nhưng bệnh đốm rong có nguy cơ tấn công cả cây con trong vườn ươm nếu không có biện pháp quản lý bệnh tổng hợp.

– Đặc tính phát tán của bệnh đốm rong: Do động bào tử được hình thành từ túi bào tử khi gặp mưa, gió có thể di chuyển đến lá, thân các cây trồng khác. Hoặc có thể bay lơ lửng trong không khí  nhờ gió. Khi gặp vị trí thuận lợi bào tử phát triển và gây hại.

3. Một số biện pháp quản lý tổng hợp bệnh đốm rong

3.1 Biện pháp canh tác, chăm sóc

– Trồng cây với mật độ hợp lý. Trồng thưa sẽ kiểm soát bệnh hại dễ hơn trồng dày. Tỉa cành tạo bộ khung tán thoáng, các tán nhận đầy đủ ánh sáng mặt trời cũng là biện pháp hạn chế sự phát triển của bệnh hại.

– Đối với cây trồng xen cần kiểm soát bộ tán của cây để giúp cây trồng chính và cây trồng xen phát triển mạnh. Tăng khả năng kháng bệnh hại của cây trồng.

– Vào mùa mưa cần hạn chế bổ sung dinh dưỡng qua lá cho cây trồng. Do trong mùa mưa, thời tiết ẩm bệnh phát triển mạnh. Trường hợp phun phân bón qua lá làm tăng khả năng phát triển của bệnh hại.

3.2 Quản lý bệnh hại bằng biện pháp hóa học

– Dùng các gốc quản lý phổ rộng để quản lý đồng thời các bệnh gây hại như nấm hồng, địa y và một số nấm gây hại khác.

– Lựa chọn một số thuốc có các hoạt chất như hoạt chất chứa gốc đồng, gốc lưu huỳnh, hoạt chất Difenoconazole, Mancozeb, Propineb, … Hoặc có thể sử dụng các dòng kháng sinh cho cây trồng để kích thích sức đề kháng của cây trồng đối với các loại nấm bệnh hại.