Bọ đầu dài, sâu đục thân Update 03/2024

Ad by CNCT
Tên khoa học:
Lophobaris Piperis

Đặc điểm hình thái bọ đầu dài (sâu đục thân) hại hồ tiêu:

Bọ đầu dài, sâu đục thân hại hồ tiêu

– Bọ trưởng thành có cánh cứng màu nâu đậm, dài 1,5-2 mm, đầu có vòi dài cong xuống vuông góc với thân. Trên lưng và cánh có nhiều lõm nhỏ.

– Sâu non màu trắng sữa, đầu màu nâu, cơ thể hơi cong.

Triệu chứng gây hại của bọ đầu dài (sâu đục thân) hại hồ tiêu:

– Bọ trưởng thành đẻ trứng ở thân, cành tiêu.

– Sâu non đục các đốt thân, đốt cành rồi đục vào trong tạo đường hầm làm thân, cành dễ gãy ngang hoặc bị héo chết. Chẻ dọc thân thấy sâu non, thường chỉ có một sâu ở thân hoặc cành bị hại.

– Bọ trưởng thành cắn phá ở cuống chùm bông, chùm trái non làm rụng bông, rụng trái.

Phòng trừ bọ đầu dài (sâu đục thân) hại hồ tiêu:

– Chăm sóc, bón phân đầy đủ cho cây tiêu sinh trưởng tốt.

– Cắt bỏ các cành nhánh khô héo.

– Phun thuốc khi có bọ trưởng thành xuất hiện hoặc sâu non mới phát sinh :

+ Oncol 20EC, Nurelle D 25/2.5EC, Sumithion 50EC : 25-30 ml/bình 8 lít