Biện pháp phòng chống rét cho mạ, lúa vụ Xuân Update 04/2024

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Trung ương, hiện nay không khí lạnh có cường độ mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh phía Bắc. Nhiệt độ đang có xu hướng giảm sâu, rét đậm, rét hại kéo dài, trời có mưa phùn rải rác. Đây là điều kiện thời tiết bất lợi cho sản xuất nông nghiệp. Để chủ động phòng chống rét cho cây lúa và hạn chế thấp nhất tác hại của thời tiết bất thuận ở vụ Xuân, bà con cần thực hiện một số kỹ thuật chống rét cho mạ, lúa như sau:

Biện pháp phòng chống mạ chết rét ở vụ Xuân.

1. Sự tác động của nhiệt độ thấp đến sự phát triển của cây trồng

– Để có thể đưa ra các biện pháp phòng chống rét cho cây trồng thì việc hiểu rõ bản chất sự tác động của nhiệt độ đến cây trồng là điều cần thiết.

– Cây trồng là sinh vật sống, có khả năng thích ứng với các biến đổi của thời tiết và chịu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển. Các yếu tố bất thuật và mức độ tác động càng tăng thì ảnh hưởng càng lớn. Nếu vượt quá mức ngưỡng của cây trồng sẽ gây ra chết cây.

– Nguyên lý tác động nhiệt độ đến cây trồng: Cây trồng được xây dựng bởi đơn vị tế bào thực vật. Các tế bào gồm protoplasts và các thành tế bào. Khi nhiệt độ giảm thấp tác động đến protoplasts trong tế bào bị đóng băng. Khi xuyên qua thành tế bào sẽ phá vỡ làm phá hủy tế bào. Khi protoplast tan trong tế bào thực vật sẽ làm tế bào mất khả năng hoạt động thực hiện chức năng của mình. Điều này dẫn đến giảm sự sinh trưởng của cây trồng, có khi dẫn đến chết cây.

Chủ động phòng chống rét cho lúa vụ Xuân.

Xem thêm: Tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất lúa – Lúa sạ theo khóm.

2. Biện pháp phòng chống rét cho cây mạ

– Duy trì mực nước trên ruộng để giữ ấm, bón bổ sung phân chuồng hoai mục, hoặc tro bếp phủ đều trên mặt luống để chống rét cho mạ. Tuyệt đối không sử dụng đạm ure bón thúc cho mạ khi nhiệt độ thấp hơn 15oC và mất nước trên ruộng mạ.

– Cần đảm bảo 100% diện tích mạ được che phủ nilon. Nếu nhiệt độ ngoài trời dưới 150C không được mở nilon, nếu nhiệt độ trên 150C và mạ có 2 lá thật tiến hành mở nilon ở 2 đầu để luyện mạ, thoát hơi nước, tránh cho mạ bị nấm bệnh và bị cháy lá, đêm đến trời lạnh tiếp tục đậy nilon, nếu thời tiết ấm đều thì trước khi cấy 3 – 5 ngày tiến hành mở từ từ toàn bộ nilon che phủ. Tuyệt đối không được mở toàn bộ nilon ngay khi thời tiết ấm.

Tác động của nhiệt độ thấp lên cây mạ.

– Đối với mạ sinh trưởng kém nên sử dụng một số loại phân bón qua lá, chất điều tiết sinh trưởng như: Kali Humate, Bột rong biển, phân bón vi lượng combi chelate 02, … tạo điều kiện cây mạ sinh trưởng, phát triển tốt.

– Trong trường hợp rét kéo dài cây mạ bị vàng, yếu, mạ bị stress, có thể sử dụng một số chất điều tiết sinh trưởng như NAA, Cytokinin DA6 để gia tăng sức chống chịu, hỗ trợ khả năng hút phân bón giúp cây nhanh hồi phục, giải độc cho mạ.

3. Biện pháp phòng chống rét cho cây lúa

– Lúa sau cấy ưu tiên số một là giữ mực nước trong ruộng từ 3 – 5 cm để giữ ấm chân lúa cấy. Bón bổ sung phân chuồng hoai mục, hoặc tro bếp để tăng cường giữ ấm cho lúa sau cấy. Không tiến hành chăm sóc bón phân khi nhiệt độ dưới 15oC.

– Khi nhiệt độ trên 180C, lúa bén rễ hồi xanh, mới tiến hành các kỹ thuật chăm sóc bón phân, tạo điều kiện thuận lợi cho lúa bước sang giai đoạn đẻ nhánh. Bón phân cân đối, hợp lý, tuyệt đối không bón quá nhiều đạm và bón lai dai.

Kỹ thuật chăm sóc lúa cấy vụ xuân.

– Nếu sử dụng phân đơn, trung bình mỗi sào bón từ 4 – 5 kg ure + 2 – 3 kg kali, kết hợp làm cỏ sục bùn; trong trường hợp diện tích lúa sinh trưởng phát triển chậm, có hiện tượng nghẹt rễ cần phun dinh dưỡng qua lá. Lựa chọn sản phẩm chứa hàm lượng vi lượng, lân cao để phun như phân bón vi lượng combi chelate 01, combi chelate 02, … Nên kết hợp phun một số chất điều tiết sinh trưởng như NAA, cytokinin DA6, giúp giải độc cho cây, tăng khả năng hấp thụ phân bón, kích thích cây sinh trưởng phát triển, nhanh hồi phục.

Xem thêm: Mách bạn kỹ thuật chống rét hiệu quả cho cây trồng.